On the morning of June 7, 2025, in Hanoi, the Vietnam Association of Interior Designers (VAID) successfully organized a seminar themed “Vietnamese Interior Design...
Ngày 8/10, Đại hội thành lập Hội Nội thất Việt Nam nhiệm kỳ 2023 – 2028 đã diễn ra tại Khách sạn Lotte Hà Nội (54 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội) với sự tham gia của gần 200 đại biểu đến từ nhiều địa phương trên toàn quốc. Đại hội đã bầu ra 31 thành viên Ban chấp hành nhiệm kỳ lần thứ I, trong đó KTS. Lê Trương giữ chức Chủ tịch Hội.
Sự kiện đặt dấu mốc quan trọng trong việc hình thành một tổ chức xã hội – nghề nghiệp góp phần xây dựng nền tảng kết nối, mang lại những đổi thay tích cực và định hướng cho sự phát triển của ngành Nội thất tại Việt Nam.
Đại hội có sự tham dự của đại diện các Bộ, ban ngành liên quan: Ông Nguyễn Tường Văn – Thứ trưởng Bộ Xây dựng; ông Hoàng Đạo Cương – Thứ trưởng Bộ Văn hóa; bà Thang Thị Hạnh – Vụ trưởng Vụ Tổ chức Phi chính phủ – Bộ Nội Vụ; ông Dương Đức Tuấn – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Tấn Vạn – Nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng; TS.KTS Phạm Tuấn Long – Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm; ông Lương Xuân Đoàn – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam; ông Trần Ngọc Chính – Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển Đô thị Việt Nam; ông Lê Văn Toàn – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Xây Dựng; ông Tạ Quang Vinh – Cục trưởng Cục hạ tầng Bộ Xây Dựng; ông Hoàng Anh Tuấn – Cục trưởng cục quản lý hoạt động xây dựng; ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh – Giám đốc Sở quy hoạch kiến trúc Hà Nội; ông Hoàng Thúc Hào – Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam; ông Phạm Duy Hòa – Hiệu trưởng Trưởng Đại học Xây dựng Hà Nội; ông Lê Quân – Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; ông Phạm Hùng Cường – Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp.
Ngoài ra còn có sự hiện diện của các chuyên gia đầu ngành: PGS. NGND Lê Thanh – Nguyên Trưởng khoa trang trí nội ngoại thất Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp; GS.TS. KTS Hoàng Đạo Kính – Nguyên Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam.
Các đại biểu tham dự Đại hội
Đại hội còn có sự tham gia của đại diện các đơn vị đào tạo chuyên ngành kiến trúc, mỹ thuật, xây dựng; các Kiến trúc sư, Nhà thiết kế nội thất có uy tín trong giới nghề; các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực của ngành Nội thất và các phóng viên đến từ các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình trung ương và thành phố, các tạp chí chuyên ngành.
Đại hội gồm 2 phiên: Phiên thứ nhất diễn ra trong buổi sáng và Phiên chính thức diễn ra vào buổi chiều.
Phiên họp thứ nhất, sáng ngày 8/10/2023
Tại phiên họp thứ nhất, Đại hội có các nội dung: Báo cáo tóm tắt của Ban vận động về quá trình vận động thành lập Hội; Báo cáo dự thảo điều lệ và ý kiến đóng góp về điều lệ, mục tiêu, phương hướng hoạt động của Hội Nội thất Việt Nam; Thảo luận; Trình bày thảo luận và thông qua Quy chế làm việc của Đại hội chính thức; Trình bày, thảo luận và thông qua Chương trình làm việc của Đại hội chính thức; Hiệp thương về quy chế bầu cử và phương thức bầu cử; Trình bày và thông qua đề án nhân sự Đại hội; Xin ý kiến về đề cử, ứng cử; Biểu quyết thông qua Đề án nhân sự và danh sách bầu cử; Thông qua kết quả làm việc của phiên họp thứ nhất.
Trong phần thảo luận thông qua quy chế, điều lệ tại phiên họp thứ nhất, ông Trần Khánh Trung (Thành viên Ban Vận động Hội Nội thất Việt Nam) đề xuất làm rõ nguyên tắc tham gia họp và lựa chọn biểu quyết.
Ông Trần Khánh Trung – Thành viên Ban Vận động Hội Nội thất Việt Nam
Nhà thiết kế Nguyễn Phương Chi (Thành viên Hội Nội thất Việt Nam) mong muốn khi Hội Nội thất ra đời, các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nội thất sẽ có nguồn tài liệu tổng hợp, chuyên sâu để thuận lợi hơn trong quá trình hành nghề
Nhà thiết kế Nguyễn Phương Chi
Ông Nguyễn Tuấn Việt (CEO công ty TNHH VIETGO) đánh giá cao lợi thế của thị trường nội thất ở Việt Nam. Ông Nguyễn Tuấn Việt chia sẻ:“Thị trường nội thất Việt Nam là một thị trường hấp dẫn, năng động ở khu vực châu Á. Những lợi thế về thị trường nội thất Việt có thể kể đến như: nằm trên đường hàng hải quốc tế nên có lợi thế về vị trí địa lý, tạo cơ hội thuận lợi cho xuất khẩu; có thể định hướng phát triển theo phong cách Indochine – một phong cách rất được ưa chuộng ở Châu Âu và Mỹ, bao gồm việc thiết kế, sản xuất và thi công, xuất khẩu chất xám ý tưởng thiết kế Indochine…”.
Ông Nguyễn Tuấn Việt – CEO công ty TNHH VIETGO
Trình bày tóm tắt kết quả phiên họp thứ nhất, PGS.TS Vũ Hồng Cương cho biết: “Đại hội đã cử ra Ban điều hành, Đoàn thư ký cũng như ban kiểm tra tư cách đại biểu; Nghe báo tóm tắt về quá trình thành lập Hội; Trình bày về dự thảo điều lệ, phương hướng và nhiệm vụ hoạt động năm 2023 – 2028; Tổng hợp các ý kiến góp ý thay đổi trong dự thảo điều luật và phương hướng hoạt động; Thảo luận thông qua quy trình, quy chế làm việc của Đại hội trong phiên chính thức buổi chiều; Thông qua quy chế bầu cử, phương thức bầu cử và đề án nhân sự”.
Phiên họp chính thức, chiều ngày 8/10/2023
Phát biểu khai mạc Đại hội phiên chính thức, PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho biết: “Hội sẽ là một tổ chức đại diện cho các nhà thiết kế và cộng đồng các doanh nghiệp nội thất Việt Nam, đóng vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, tổ chức kinh tế, xã hội khác, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần đưa ngành nội thất Việt Nam phát triển bền vững”.
PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương
Ông Nguyễn Tường Văn – Thứ trưởng Bộ Xây dựng đánh giá cao vai trò của Hội Nội thất Việt Nam: “Để có một ngành Nội thất phát triển vững mạnh cần có cơ chế chính sách để thúc đẩy tăng trưởng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu… Rất cần hình thành một tổ chức gắn kết chặt chẽ, tạo nền tảng hoạt động cho những đối tác của ngành thiết kế nội thất: nhà thiết kế, doanh nghiệp thiết kế và thi công, nhà cung cấp. Đó cũng là lý do cần thiết thành lập một tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong ngành Nội thất do các tổ chức, cá nhân tự nguyện đồng lòng tham gia, trên định hướng của Đảng, Nhà nước”.
Ông Nguyễn Tường Văn – Thứ trưởng Bộ Xây dựng phát biểu chỉ đạo tại Đại hội
Ông Nguyễn Tường Văn nhấn mạnh một số nội dung cần chú ý trong phương hướng hoạt động của Hội Nội thất Việt Nam, bao gồm: Tuân thủ các quy định liên quan đến tôn chỉ mục đích của Hội đã được phê duyệt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, hội viên, tổ chức; Cần có ý kiến tham mưu cho Bộ Xây dựng xác định ranh giới, phạm vi công việc, hoạt động nội thất với các hoạt động kiến trúc xây lắp khác, sử dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, phát triển đô thị thông minh; Tăng cường tính hiệu quả của công trình về mặt công năng, thẩm mỹ, tính sáng tạo, tiếp thu tinh hoa thế giới, giữ gìn bản sắc; Chú trọng đa dạng hóa sản phẩm và thiết kế nội thất cho đại chúng, từ thành thị tới nông thôn; Tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp với các cơ sở đào tạo, nâng cao chất lượng thiết kế nội thất cũng như lĩnh vực khác của nội thất; Đề nghị nghiên cứu xây dựng khép kín mọi quy trình trong chuỗi giá trị ngành nội thất sẽ được chuyển đổi tới 2030 bằng công nghệ số; Truyền bá nội thất Việt Nam ra thế giới thông qua các giải thưởng, cuộc thi và triển lãm nội thất ở quy mô trong nước và quốc tế.
Tại phiên họp chính thức đã diễn ra phần bầu cử với sự thống nhất cao của tất cả các Hội viên. Đại hội đã bầu ra: 31 thành viên Ban Chấp hành; 3 thành viên Ban Kiểm tra; 11 thành viên Ban Thường vụ; 1 Chủ tịch Hội và 4 Phó Chủ tịch Hội.
Các Hội viên tham gia bỏ phiếuBan Chấp hành Hội Nội thất Việt Nam nhiệm kỳ 2023 – 2028Ban Kiểm tra Hội Nội thất Việt Nam nhiệm kỳ 2023 – 2028Ban Thường vụ Hội Nội thất Việt Nam nhiệm kỳ 2023 – 2028Các Phó Chủ tịch Hội Nội thất Việt Nam nhiệm kỳ 2023 – 2028
KTS Lê Trương – Tân Chủ tịch Hội Nội thất Việt Nam bày tỏ mong muốn và kỳ vọng: “Với cương vị và trọng trách này, tôi hy vọng sẽ đoàn kết, cùng các thành viên trong Ban Chấp hành, cùng với những Hội viên Hội Nội thất Việt Nam ở các nhóm ngành tạo nên một sức mạnh liên kết, có giá trị; từng bước tạo dựng và xây dựng Hội Nội thất Việt Nam phát triển bền vững”.
KTS Lê Trương – Tân Chủ tịch Hội Nội thất Việt Nam
Trong khuôn khổ chương trình là triển lãm “STATE 01 – THE FIRST LOOK” trưng bày các công trình Thiết kế, Thi công, sản phẩm Nội thất tiêu biểu trên cả nước của ngành Nội thất Việt Nam. Triển lãm như một “Cái nhìn đầu tiên” về bức tranh toàn cảnh ngành Nội thất, qua đó đánh giá được những thành công và định hướng những bước đi tiếp theo trong tương lai.
Đại biểu tham quan triển lãm các công trình nội thất tiêu biểu trên cả nước
Đại hội Hội Nội thất Việt Nam đã diễn ra thành công tốt đẹp, thông qua các nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ 2023 – 2028. Đây là một sự kiện lịch sử, đánh dấu bước phát triển mới của ngành Nội thất Việt Nam.
Ngày 18/5, tại Hà Nội đã diễn ra chuỗi sự kiện ID.Forum với các hoạt động trao đổi chuyên môn, trưng bày tác phẩm và Lễ trao giải Giải thưởng Sinh viên Nội thất Việt Nam – kết hợp tổ chức bởi Hội Nội thất Việt Nam và Cộng đồng Thiết kế Nội thất trẻ Việt Nam, quy tụ các chuyên gia đầu ngành từ các lĩnh vực đa dạng như thiết kế, sản xuất, thương mại… qua đó mang những góc nhìn đa dạng về những định hướng công việc khác nhau. Đặc biệt, sự kiện tổ chức trưng bày Giải thưởng Sinh viên Nội thất, đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của Hiệp hội Thiết kế Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương (APSDA), Hội Thiết kế Nội thất Thái Lan (TIDA), Hội Thiết kế Nội thất Singapore (SIDS) và Hội Thiết kế Nội thất Malaysia (MIID) vẽ lên những mảng màu tươi mới cho sự kiện.
Nhà thiết kế trẻ phác thảo hành trình tương lai với Hoạt động trao đổi chuyên môn: “Thiết kế bản vẽ sự nghiệp”
Tôi là Ai? Tôi muốn định hướng tương lai mình như thế nào? Đây là những câu hỏi cơ bản, nhưng chưa bao giờ cũ với mỗi người trẻ. Với các Nhà thiết kế Nội thất trong những năm đầu học và làm nghề, những câu hỏi này lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đặt tâm điểm là chia sẻ, trao đổi cùng các cá nhân trẻ đang học tập, làm việc trong ngành Nội thất, buổi trao đổi chuyên môn “Thiết kế bản vẽ sự nghiệp” đã diễn ra với sự góp mặt của các khách mời là các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực Nội thất – theo nhiều định hướng khác nhau: KTS Nguyễn Đình Hòa – Đồng sáng lập LAITA Design Studio, KTS Đoàn Phương – Tổng giám đốc, Sáng lập DPlus Vietnam, Chị Nguyễn Trang Nhung – Trưởng bộ phận học tập và phát triển – AKA Furniture group, NTK Lê Đỗ Huyền Trang – Sáng lập công ty Enlighten Studio – Vlogger Youtube Bánh Quy.
KTS Đoàn Phương và câu chuyện xây dựng hình ảnh cá nhân – doanh nghiệp ấn tượng
Các khách mời đứng từ vị trí của những người anh, người chị đã đi trước một chặng đường, với những góc nhìn rất riêng biệt đã mang đến buổi thảo luận một không khí trao đổi vừa cởi mở, thân thiện, vừa cung cấp nhiều thông tin, những “sự thật ngầm hiểu” giá trị.
“Thiết kế chưa bao giờ là thế giới chỉ dành cho đàn ông, qua quá trình làm việc và đào tạo ngành Thiết kế Nội thất, tôi hiểu rằng đây là một công việc sáng tạo rất cần và phù hợp với tính nữ, và mong trong tương lai chúng ta có thể kể câu của các nhà thiết kế nữ thật xứng tầm với những gì họ đã và đang đóng góp”, KTS Nguyễn Đình Hòa chia sẻ chân thành tại buổi trao đổi chuyên môn.
KTS Nguyễn Đình Hòa và góc nhìn độc đáo về tính nữ trong thiết kế Nội thất
Chị Nguyễn Trang Nhung – Sáng lập công ty Enlighten Studio – Vlogger Youtube Bánh Quy cho biết:“Trong quá trình tiếp xúc với các thương hiệu nội thất và khách hàng, tôi nhận thấy người bán hàng có chuyên môn cần phải giới thiệu đến khách hàng giá trị sử dụng của mỗi món đồ nội thất. Trong quá trình đấy, tôi được sử dụng những kiến thức, kỹ năng mình được học trong trường thiết kế để giúp được khách hàng, từ đấy tôi tìm được niềm vui trong ngành nghề Nội thất”.
Chị Lê Đỗ Huyền Trang chia sẻ về các dự án cá nhân và cách tận dụng, liên kết các nền tảng mình đang sở hữu
Dù đứng từ góc nhìn của người sáng lập văn phòng thiết kế – xây dựng thương hiệu cá nhân cho chính mình và cho doanh nghiệp; người tập trung nghiên cứu, thiết kế và sản xuất đồ rời; người vận hành mảng thương mại – mua bán trao đổi nội thất; hay người tập trung vào những thiết kế, dự án cá nhân; các chuyên gia khách mời đều đồng ý rằng để vận hành được một ngành nghề có tính tổng hợp cao như Nội thất, sự kết hợp bổ trợ lẫn nhau của từng nhóm ngành nhỏ để tạo nên một tập thể lớn là vô cùng quan trọng. Tùy thuộc vào khả năng, định hướng phát triển cá nhân mà giữa dải lựa chọn rộng lớn đó các bạn trẻ có thể “thiết kế bản vẽ sự nghiệp” phù hợp với riêng mình và đóng góp tích cực vào bức tranh lớn.
Nhận sự ủng hộ và chỉ đạo của Hội Nội thất Việt Nam, Diễn đàn Sinh viên Nội thất tái định vị, trở thành Cộng đồng thiết kế Nội thất trẻ Việt Nam.
Trải qua hành trình 5 năm tích cực hoạt động, Diễn đàn Sinh viên Nội thất nhận thấy cần mở rộng, hướng tới đa dạng đối tượng hơn, đồng thời nhận những trách nhiệm lớn hơn, đóng góp tầm nhìn sâu rộng hơn tới cộng đồng nội thất trẻ.
YIDC – Cộng đồng Thiết kế Nội thất trẻ Việt Nam
Từ mục tiêu đó, Diễn đàn Sinh viên Nội thất quyết định tái định vị, trở thành Cộng đồng Thiết kế Nội thất trẻ Việt Nam. Nhận diện mới của Cộng đồng Thiết kế Nội thất trẻ Việt Nam được xây dựng dựa trên 2 yếu tố: 4 chữ cái YIDC là viết tắt của Young Interior Design Community – được tạo nên từ sự kết nối giữa các điểm riêng lẻ trong một tập hợp điểm lớn, tượng trưng cho sứ mệnh cầu nối giữa các nhà thiết kế trẻ, các trường đại học – doanh nghiệp cùng các chuyên gia trong ngành, đồng thời thể hiện cái nhìn bao quát của cộng đồng; Màu sắc của 4 chữ cái là những màu gốc của quang phổ với sự thay đổi sắc độ phù hợp: màu đỏ, màu xanh lá cây, màu xanh lam,…
Với những thay đổi này, Cộng đồng Thiết kế Nội thất trẻ Việt Nam trong tương lai vừa giữ đúng tinh thần năng động, nhiệt thành của tuổi trẻ, đồng thời hướng tới đóng góp những nền tảng vững chắc cho cả cộng đồng Nội thất.
Ấn tượng Gala Giải thưởng sinh viên Nội thất Việt Nam ISA 2023 – tôn vinh Top 10 tác phẩm thiết kế nội thất xuất sắc nhất của sinh viên chuyên ngành nội thất
Giải thưởng Sinh viên Nội thất Việt Nam (ISA) là giải thưởng thường niên của Diễn đàn Sinh viên Nội thất Việt Nam, có mục đích tạo ra một cuộc thi chuyên nghiệp và mang đến cơ hội cho sinh viên trong ngành nội thất thực hành và trải nghiệm thực tế, thúc đẩy sự sáng tạo. Trải qua ba năm khởi động, uy tín và tính chuyên môn của giải thưởng luôn là tiêu chí hàng đầu khi hội tụ hồi đồng giám khảo vô cùng quyền lực, thu hút hàng ngàn đồ án tốt nghiệp của các sinh viên chuyên ngành nội thất từ các 27 trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc.
Hội đồng BGK chuyên môn của I.S.A
Sau hai vòng chấm bài nghiêm túc và vòng bình chọn trực tuyến thu hút 10,000 lượt bình chọn, BGK đã lựa chọn những bài dự thi xuất sắc nhất, trao tặng Giải thưởng Sinh Viên Nội Thất Việt Nam năm nay: Giải Nhất thuộc về tác phẩm Trung tâm giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Xà Phìn của thí sinh Trần Quốc Khánh đến từ trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, tổng giá trị giải thưởng 50 triệu đồng. Tác phẩm này gây ấn tượng đặc biệt với Hội đồng giám khảo không chỉ bởi ý tưởng sáng tạo, kỹ thuật và hình thức thể hiện hấp dẫn mà còn ở khả năng thuyết trình chuyên nghiệp, truyền cảm hứng.
01 giải Nhì trị giá 37 triệu đồng thuộc về thí sinh Nguyễn Minh Toàn với tác phẩm “Resort Zannier Hồ Lắk”. 2 giải Ba, mỗi giải trị giá 10 triệu đồng thuộc về thí sinh Nguyễn Quang Minh với tác phẩm Quán Cafe thủy sinh Aquagarden và Dương Nhật Quang Đông với tác phẩm Tằm Tang Lounge bar & Eatery.
06 giải Khuyến khích, mỗi giải 5 triệu đồng thuộc về: Thí sinh Trịnh Tú Trình với tác phẩm “Khách sạn Regent Đà Nẵng – Đa vũ trụ khoa học”; Nguyễn Vũ Bảo Trâm với tác phẩm Banyan Tree resort đầm Lập An – Vịnh Lăng Cô; Lê Huy Vũ với tác phẩm Marriot Hoi An Resort & Spa – Hồi ức kinh sử; Trương Thanh Quý với tác phẩm Khách sạn 21C Museum By Mgallery; Vũ Thị Phương Linh với tác phẩm “Trung tâm văn hóa Kinh Bắc”; Đặng Tuấn Kiệt với tác phẩm “Nhà hàng Nùng Sưa”.
01 giải Bình chọn tác phẩm ấn tượng nhất trị giá 10 triệu đồng thuộc về thí sinh Dương Nhật Quang Đông với tác phẩm Tằm Tang Lounge bar & Eatery.
Ban tổ chức trao giải cho thí sinh đạt giải Nhất
Bên cạnh tổng giải thưởng trị giá lên đến 150 triệu đồng, chiếc cúp ISA với tạo hình cánh cửa đang mở đã trở thành biểu tượng của giải thưởng, nhằm tôn vinh các đồ án tốt nghiệp nội thất xuất sắc. Cánh cửa còn là biểu tượng cho những cơ hội mới, tương lai tươi sáng đang chờ phía trước.
Khép lại chương trình buổi sáng, chuỗi sự kiện ID.Forum tiếp tục vào buổi chiều với hoạt động trưng bày Giải thưởng Sinh viên Nội thất; Trao đổi chuyên môn: “Hội Nội thất Việt Nam – Hành trình phát triển và hội nhập quốc tế” và công bố Hội Nội thất Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Thiết kế Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương với sự chứng kiến của hơn 200 cá nhân, đơn vị khách mời.
Hoạt động trao đổi chuyên môn “Hội Nội thất Việt Nam – Hành trình phát triển và hội nhập quốc tế”
Chiều 18/5, chuỗi sự kiên ID.Forum 2024: Nội thất Việt Nam trên hành trình phát triển và hội nhập quốc tế đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của Hiệp hội Thiết kế Nội thất châu Á – Thái Bình Dương (APSDA), Hội Thiết kế nội thất Thái Lan (TIDA), Hội Thiết kế Nội thất Singapore (SIDS) và Hội Thiết kế Nội thất Malaysia (MIID), mang đến những góc nhìn đa chiều về ngành thiết kế nội thất trong từng nền văn hóa, gợi mở những định hướng phát triển và hội nhập quốc tế cho ngành Thiết kế Nội thất Việt Nam.
Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương – Phó Chủ tịch Hội Nội thất nhận định: “ID.Forum là một sự kiện lớn của Hội, sẽ mang đến những góc nhìn đa chiều trong lĩnh vực nội thất của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, định hướng phát triển mới cho ngành tiến sâu hơn vào thị trường quốc tế”.
PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương – Phó Chủ tịch Hội Nội thất phát biểu khai mạc hội thảo
Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu trong xã hội, thúc đẩy quốc gia tiến nhanh trên con đường văn minh, thịnh vượng. Hiện tại, Việt Nam mới chỉ dừng ở mức độ hội nhập tương đối sâu với vị trí, vai trò nhất định trong một số lĩnh vực. Dễ thấy, bức tranh toàn cảnh hội nhập đó vẫn còn thiếu vắng sự xuất hiện của ngành nội thất Việt Nam, trong khi bản thân ngành có sự ảnh hưởng qua lại tới nhiều chiều kích của xã hội, đồng thời đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung.
NTK Keat Ong – Chủ tịch Hội Nội thất châu Á – Thái Bình Dương (APSDA) cho biết, sự kiện mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương về lĩnh vực nội thất, trong đó có ngành Nội thất Việt Nam. Mới đây, APSDA đã chính thức ban hành chứng chỉ hành nghề quốc tế, chuẩn hóa nâng cao đào tạo ngành nghề nói chung, mở ra chặng đường phát triển đa chiều, đa diện…
NTK Keat Ong chia sẻ: “Việc cần phải có một tổ chức khu vực chính quy để hỗ trợ để hỗ trợ chuyên môn, vận hành, thúc đẩy giao lưu, trao đổi, thảo luận và hợp tác giữa các quốc gia là vô cùng cần thiết”.
NTK Keat Ong chia sẻ về Hiệp hội Thiết kế Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương (APSDA)
Khai mở cho phần trao đổi chuyên môn, KTS Lê Trương – Chủ tịch Hội Nội thất Việt Nam cho biết, mặc dù ở Việt Nam ngành Nội thất đã bắt đầu được đào tạo từ 60 năm trước, nhưng hiện tại vẫn chưa có tính chính danh nghề nghiệp. Các sinh viên thiết kế nội thất sau khi tốt nghiệp vẫn chưa có chứng chỉ hành nghề chính thức và phí thiết kế còn vắng bóng trên văn bản pháp quy của Bộ Xây dựng dẫn đến nhiều bất cập, khó khăn khi thực hành nghề.
KTS Lê Trương chia sẻ về toàn cảnh Nội thất Việt
Đề cập tới câu chuyện văn hóa trong thiết kế nội thất, GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính – chuyên gia về văn hóa, người dành cả cuộc đời chuyên tâm giữ gìn hồn cốt văn hóa của dân tộc chia sẻ:
“Nội thất là hàm số, đi ra từ kiến trúc công trình, tạo thành sự trọn vẹn và vẻ đẹp truyền dẫn cho thể khối tưởng như câm lặng”. Ông cũng đồng thời đặt ra những câu hỏi có tính gợi mở: “Tính ích dụng và tính kinh tế, mối liên quan giữa xu hướng phô trương và với cảm thức truyền thống Việt ta; giữa quy mô kích cỡ và đặc điểm nhân học; giữa sự phung phí tài nguyên trời cho với sự báo động về những hữu hạn trông thấy…Đây là những câu hỏi khó tìm được lời đáp hơn về thước đo chừng mực – chừng mực trong việc dùng, trong việc hưởng. Khái niệm này mang bản chất văn hóa”.
TS. KTS Hoàng Đạo Kính chia sẻ về nội thất trong kiến trúc cổ truyền của người Việt
Trong khi đó, NTK Alan Ong – Đại diện Hội nội thất Singapore nhấn mạnh vào mối quan hệ tương hỗ giữa di sản văn hóa, giáo dục và thiết kế đương đại. “Thiết kế nội thất đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và bảo tồn bản sắc văn hóa. Đó là về việc tạo ra những không gian kể câu chuyện, tôn vinh sự đa dạng và gìn giữ gốc rễ văn hóa.”
Hội Nội thất Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Thiết kế Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương
Trong khuôn khổ của sự kiện, nhằm thúc đẩy sự phát triển, hội nhập quốc tế toàn diện, Nhà thiết kế Keat Ong – Chủ tịch Hiệp hội Thiết kế Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương (APSDA) đã trao chứng nhận cho KTS Lê Trương – Chủ tịch Hội Nội thất Việt Nam, công bố Hội Nội thất Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Thiết kế Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương, từ đó thiết lập nền tảng vững chắc cho mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai đơn vị.
Với sự gia nhập của Hội Nội thất Việt Nam, Hiệp hội thiết kế Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương chính thức nâng con số hội viên chính thức lên 15 thành viên. Đây là một động thái có ý nghĩa không chỉ riêng với Hội Nội thất Việt Nam còn non trẻ, mà với các hoạt động giao lưu, trao đổi tích cực, đây sẽ là những bước tiến mạnh mẽ nhằm nâng cao hơn nữa tự tôn văn hóa trong thiết kế nội thất trên toàn khu vực.
KTS Lê Trương – Chủ tịch Hội Nội thất Việt Nam nhận quyết định kết nạp hội viên từ NTK Keat Ong – Chủ tịch Hiệp hội Thiết kế Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương
Đặt ra những lộ trình rất rõ ràng, nhận sự hỗ trợ đồng hành của các Hội Nội thất nước bạn và Hiệp hội thiết kế Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương, Hội Nội thất Việt Nam đặt mục tiêu chuẩn hóa, nâng cao chất lượng ngành trong nước, tương lai trở thành một trong những ngành nghề hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả.
Kỳ vọng của các đại diện quốc tế với Hội Nội thất Việt Nam
Mang đến góc nhìn quốc tế, NTK Korakoth Kunalungkarn – Chủ tịch Hội Nội thất Thái Lan (TIDA) chia sẻ câu chuyện về tầm nhìn, vai trò của Hội Nội thất các nước tới sự phát triển ngành ở từng quốc gia; sự cần thiết của tính chính danh nghề nghiệp trong lĩnh vực thiết kế nội thất và khả năng tác động của các công tác định hình này tới sự phát triển toàn ngành.
NTK Korakoth Kunalungkarn cho biết: “Từ những ngày đầu thành lập, đơn vị đã luôn định hướng các quy cách, hoạt động tới 03 đối tượng chính: nhóm các chuyên gia chuyên nghiệp, nhóm các nhà thiết kế nội thất trẻ và nhóm sinh viên – đào tạo và liên tục nuôi dưỡng, phát triển, thiết lập một mạng lưới quốc tế gồm các học giả và chuyên gia hợp tác làm việc cùng nhau để duy trì các tiêu chuẩn và thực hành thiết kế nội thất chuyên nghiệp”.
NTK Korakoth Kunalungkarn chia sẻ về TIDA cũng như cách thiết kế nội thất đương đại Thái Lan kể câu chuyện bản sắc văn hóa.
Kết lại chuỗi tham luận, NTK Keat Ong – Chủ tịch Hội Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương mang đến góc nhìn tổng quát về tác động của các Hội – Hiệp hội Thiết kế Nội thất, đồng thời nhấn mạnh định vị tầm vóc văn hóa đặc trưng của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
NTK Keat Ong chia sẻ về vai trò và kỳ vọng của Hiệp hội Thiết kế Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương (APSDA) với các hội thành viên
Theo đó, “Việc cần có một tổ chức khu vực chính quy để hỗ trợ chuyên môn, vận hành, thúc đẩy giao lưu, trao đổi, thảo luận và hợp tác giữa các quốc gia là vô cùng cần thiết” – Ông Keat Ong phát biểu trong sự kiện.
Mỗi diễn giả là một mảnh ghép quan trọng, chia sẻ những góc nhìn rất riêng, từ đó tạo nên một bức tranh phát triển và hội nhập quốc tế của nội thất Việt hoàn thiện.
Câu chuyện được khai mở trong tọa đàm mang tới nhiều góc nhìn đa chiều, từ tiếp cận đó có thể nhìn nhận lại và định hướng phát triển cho cá nhân/ tổ chức khi bước vào trong thế giới của nền nội thất toàn cầu một cách bền vững.
Không gian trưng bày Giải thưởng Sinh viên Nội thất – trao đổi văn hóa khu vực
Trưng bày Giải thưởng sinh viên Nội thất là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện ID.Forum được tổ chức thường niên, được đồng tổ chức bởi Hội Nội thất Việt Nam (VNIA) và Cộng đồng Thiết kế Nội thất trẻ Việt Nam (YIDC), hiện đã bước sang mùa thứ 5 với các hoạt động trao đổi chuyên môn, trưng bày triển lãm và Giải thưởng Sinh viên Nội thất.
Tiếp nối sự thành công của Triển lãm Thiết kế Nội thất Việt Nam – Thái lan 2023, triển lãm Giải thưởng sinh viên Nội thất lần này có sự góp mặt của 4 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á bao gồm: Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Malaysia.
Không gian trưng bày Giải thưởng Sinh viên Nội thất tại khách sạn Novotel Thái Hà
Với những tác phẩm thiết kế xuất sắc được lựa chọn từ các giải thưởng uy tín tại từng quốc gia, triển lãm đã thu hút được sự quan tâm lớn từ khách mời sự kiện.
Kiến trúc độc đáo của tòa Grand Terra (36 Cát Linh, Hà Nội) được lấy cảm hứng từ hình ảnh ruộng bậc thang – một biểu tượng văn hóa của Việt Nam, thể hiện sự giao hòa giữa hiện đại và truyền thống, năng động và hội nhập. Đặc biệt, Grand Terra Building là một trong vài công trình kiến trúc dân dụng ở Việt Nam đạt chứng chỉ LEED GOLD. Nó góp phần vào hành trình tiến tới NET ZERO vào năm 2050 mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với thế giới.
Thông tin công trình:
Tên công trình: Grand Terra
Địa chỉ: 36 Cát Linh, Hà Nội
Diện tích khu đất: 3.400m2
Diện tích sàn: 24.000m2
KTS chủ trì: Lê Trương
Đơn vị thiết kế: TT-Associates TTA-PARTNERS
Đơn vị thiết kế cảnh quan: TT-Associates TTA-PARTNERS
Đơn vị thiết kế nội thất: TT-Associates TTA-PARTNERS
Cơ điện: Boydens
Kết cấu: Reco
Công trình do đơn vị TTA Partners thiết kế. Đây là đơn vị thiết kế nằm trong hệ sinh thái của TTAS, đã và đang thiết kế nhiều công trình có quy mô lớn, có yêu cầu kỹ thuật phức tạp và trong đó có một số công trình đạt chứng chỉ xanh của LOTUS và LEED.
Năm 2018, Công ty TTA Partners vinh dự được Chủ Đầu tư và Công ty Tư vấn & Quản lý vận hành Savills Việt Nam lựa chọn trong số những công ty đề xuất phương án kiến trúc cho công trình 36 Cát Linh, Hà Nội để trở thành nhà tư vấn thiết kế công trình Grand Terra Building.
Grand Terra Building là công trình thứ 2, sau công trình “Khách sạn 5 sao Grand Mercure” cũng trên con phố này do TTA Partners đảm nhận việc tư vấn, thiết kế kiến trúc, nội thất và cảnh quan.
Grand Terra Building – Tòa nhà văn phòng hạng A đạt chứng chỉ LEED GOLD
Công trình có diện tích đất 3.400m2, được tọa lạc tại một vị trí đẹp, thuận lợi về giao thông và có ưu thế để phô diễn vẻ đẹp kiến trúc. Công trình gồm 5 tầng hầm và 9 tầng nổi với chức năng văn phòng, thương mại, đạt tiêu chuẩn hạng A, tổng diện tích sàn khoảng 24.000m2.
Căn cứ vào đặc trưng tuyến phố và bối cảnh xung quanh, nhóm tác giả đã khai thác và tạo dựng nên tầng bậc của thiên nhiên trong thành phố. Sự hùng vĩ, lãng mạn, thân thiện và gần gũi của thửa ruộng bậc thang được cách điệu để trở thành nét đẹp của một công trình thời đại, một công trình tiêu biểu của trường phái ấn tượng tại Việt Nam.
Hình ảnh thửa ruộng bậc thang được cách điệu để trở thành nét đẹp của một công trình thời đại
Sự di chuyển từ 2 phía của tuyến phố Cát Linh sẽ cho chúng ta 1 cảm nhận về biến đổi màu sắc. Đó là thủ pháp sử dụng màu sắc tự thân để tạo hiệu ứng cho kiến trúc công trình.
Bên ngoài tòa nhà văn phòng hạng A – Grand Terra Building
Đặc biệt, công trình được thiết kế theo tiêu chuẩn xanh – LEED của Hoa Kỳ. Đây là tiêu chuẩn cao nhất của thế giới để đạt tới những giá trị bền vững về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường sinh thái và chất lượng môi trường sống và làm việc của con người ở trong đó.
Grand Terra Building là một trong vài công trình kiến trúc dân dụng ở Việt Nam đạt chứng chỉ LEED GOLD. Nó góp phần vào hành trình tiến tới NET ZERO vào năm 2050 mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với thế giới.
Không gian bên trong Grand Terra Building
Công trình sử dụng hệ thống điều hòa thông gió Water Chiller, cùng với các thiết bị, công nghệ tiên tiến, hệ thống báo khói, báo cháy, chữa cháy tự động, tuân thủ tiêu chuẩn nghiêm ngặt về PCCC của Việt Nam và quốc tế. Hệ thống kiểm soát an ninh bằng nhận diện khuôn mặt v.v…
Các vật liệu hoàn thiện là những vật liệu cao cấp đạt Chứng chỉ Xanh, chống cháy và thẩm mỹ được cung cấp bởi các nước thuộc nhóm G7. Lớp vỏ bao che công trình là tổ hợp của lớp kính chân không và hệ lam che, chắn nắng bằng vật liệu Alucobond đến từ nước Cộng hòa LB Đức.
Sáng ngày 11/4/2024 Công ty Savills Việt Nam đã tổ chức lễ công bố hoàn thành giai đoạn của Dự án. Đến tham dự chương trình là sự có mặt đông đảo của các Công ty, Tập đoàn đầu tư tiềm năng trong nước và quốc tế cùng các báo, đài của trung ương và địa phương.
KTS Lê Trương – CEO & Founder TT-AS chia sẻ về ý tưởng thiết kế công trình tại lễ công bố
Chiếu sáng theo tâm trạng rất quan trọng trong kiến trúc vì nó ảnh hưởng đến diện mạo và không khí chung của không gian. Mục đích chính của chiếu sáng theo tâm trạng là tạo ra bầu không khí. Nó không chỉ cung cấp đủ ánh sáng để đáp ứng nhu cầu thiết thực mà còn làm cho bất kỳ không gian nào trở nên ấm cúng hoặc sôi động. Chiếu sáng theo tâm trạng mang lại lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con người khi có thể thay đổi một khung cảnh bình thường thành một khung cảnh thân thiện, thoải mái và tiện dụng.
Dưới đây là 10 loại giải pháp chiếu sáng theo tâm trạng khác nhau góp phần nâng cao chất lượng không gian nội thất.
Đèn treo
Đèn treo (đèn thả) là một loại đèn chiếu sáng gắn trên trần. Nó thường được giữ bằng thanh hoặc dây kim loại. Đây là một trong những thiết kế chiếu sáng kiến trúc được sử dụng phổ biến cho kiến trúc nội thất, vì nó tăng thêm sự sang trọng và tinh tế cho không gian.
Ngày nay, nhiều đèn treo là loại tiết kiệm năng lượng, điện áp thấp, một số sử dụng bóng đèn halogen hoặc huỳnh quang. Đèn treo thường được sử dụng theo cặp, ở khu vực bàn ăn, bàn bếp và đôi khi trong phòng tắm.
Đèn LED dây
Được giới thiệu vào đầu những năm 2000, dải đèn LED hoặc đèn ruy băng là một bảng mạch linh hoạt kết hợp các điốt phát sáng gắn trên bề mặt, thường được dán bằng một lớp keo phía sau. Dải đèn có khả năng thích ứng cực kỳ cao và có thể ứng dụng linh hoạt.
Đèn có tính di động cao vì có thể hoạt động bằng thiết bị USB hoặc bộ pin và có thể sử dụng trong nhà hoặc ngoài trời, tùy thuộc vào đặc tính chống nước của chúng. Theo truyền thống, đèn dải được sử dụng để chiếu sáng tạo điểm nhấn, chiếu sáng nền và các ứng dụng chiếu sáng trang trí, bao gồm cả chiếu sáng dạng vòm, tạo ra bầu không khí ấm áp và hấp dẫn.
Lồng đèn giấy
Đèn lồng giấy là một chiếc đèn lồng làm bằng giấy mỏng, có màu. Đèn lồng giấy có nhiều hình dạng và kích cỡ. Ở dạng cơ bản nhất, chúng là những chiếc túi giấy có nến hoặc đèn chiếu sáng bên trong. Đèn lồng giấy có thể được thiết kế thành những tác phẩm nghệ thuật đẹp ở mọi quy mô và có giá thành khá rẻ.
Đèn lồng giấy, ban đầu được sử dụng cho các lễ hội, nay đã phát triển thành vật trang trí hoặc chiếu sáng phổ biến ở hầu hết mọi không gian, bao gồm cả phòng khách và phòng ăn. Đèn lồng giấy giúp cải thiện tâm trạng, mang lại tâm lý thoải mái trong bất kỳ không gian nào.
Wall Sconces
Đèn treo tường là một dạng đèn chiếu sáng rất lâu đời thường được sử dụng với nến và đèn dầu. Đèn treo tường có thể được lắp đặt ở bên trong hoặc bên ngoài. Đèn treo tường hiện đại thường được sử dụng ở hành lang để cung cấp ánh sáng và là điểm nhấn trong suốt hành lang dài.
Chúng thường được bố trí theo cặp để tạo sự cân bằng. Chúng cũng hoạt động tốt cho việc đóng khung cửa. Bên cạnh giường ngủ, đèn treo tường có tay xoay thường được sử dụng để cung cấp ánh sáng cho việc đọc sách.
Đèn cổ tích
Đèn cổ tích, thường được gọi là đèn Giáng sinh. Đèn cổ tích hoạt động tốt cả trong nhà và ngoài trời và là một cách hấp dẫn và thiết thực để chiếu sáng một khu vực. Trong bất kỳ khung cảnh nào, đèn cổ tích đều tạo nên không gian lấp lánh ấn tượng. Đèn cổ tích có nhiều kích cỡ, kiểu dáng và màu sắc khác nhau. Đèn LED cổ tích tồn tại lâu hơn và tiêu thụ ít năng lượng hơn. Nhờ khả năng cung cấp ánh sáng dịu nhẹ tạo ra bầu không khí ấm cúng và thú vị nên đèn cổ tích là sự lựa chọn hoàn hảo cho phòng ngủ.
Đèn chùm
Được thiết kế ban đầu để giữ nến, đèn chùm là thiết bị chiếu sáng gắn trên trần nhà đẹp mắt, phát ra ánh sáng êm dịu. Hỗ trợ phân nhánh trải rộng thường được sử dụng để hỗ trợ nhiều đèn, thường ở nhiều lớp. Đèn chùm được ứng dụng trong phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ và cả sân hiên.
Đèn chùm, trái ngược với các thiết bị chiếu sáng khác, mang đến cho mọi không gian bầu không khí ấm áp. Ánh sáng của đèn chùm được phản chiếu và khúc xạ bằng cách sử dụng thủy tinh và pha lê, chiếu sáng không gian và tạo ra bầu không khí êm dịu.
Đèn bàn
Một trong những ưu điểm chính của đèn bàn là khả năng cung cấp ánh sáng nhẹ nhàng, tinh tế, chỉ tập trung vào một phần nhất định. Chúng có thể phục vụ nhiều mục đích trong một không gian và có nhiều kích cỡ, hình dạng và kiểu dáng khác nhau.
Bởi vì đèn bàn cung cấp ánh sáng xung quanh và có thể được sử dụng để tạo ra những góc đọc sách ấm cúng, một môi trường thân thiện hoặc đơn giản là một thứ gì đó bổ sung, nên chúng là một cách thiết thực và dễ thích ứng để thêm điểm nhấn trang trí cho bất kỳ nơi nào.
Đèn sàn
Đèn sàn là loại đèn được đỡ bằng chân đế cao làm bằng kim loại, gỗ hoặc vật liệu khác. Nó còn được gọi là đèn đuốc. Loại đèn này có thể đạt được nhiều hình thức và thiết kế đa dạng bằng cách sử dụng các công nghệ như đèn sàn LED, đèn sàn huỳnh quang và đèn sàn halogen.
Đèn sàn thường được đặt phía sau ghế sofa hoặc ở các góc phòng vì ánh sáng bổ sung rất hữu ích cho việc đọc sách và những việc khác. Chúng có thể được sử dụng để chiếu sáng các vùng tối và thường tạo thêm sự tinh tế về mặt hình ảnh cho không gian.
Chiếu sáng Cove
Chiếu sáng dạng vòm là một loại ánh sáng gián tiếp được đặt ở các gờ hoặc hốc trần cũng như ở các bức tường trên cao. Nó hướng ánh sáng lên trần nhà và xuống các bức tường lân cận. Ánh sáng thu được là mềm mại và khuếch tán.
Hệ thống chiếu sáng Cove làm nổi bật các chi tiết kiến trúc và tăng thêm chiều sâu cho thiết kế. Nó có thể được sử dụng làm đèn chiếu sáng chính hoặc cho mục đích trang trí, đặc biệt là để làm nổi bật trần nhà tuyệt đẹp. Ánh sáng dạng vòm được ưa chuộng vì nó che giấu các thiết bị cố định trong khi vẫn cung cấp ánh sáng cực kỳ đồng đều.
Chiếu sáng Tracking
Chiếu sáng Tracking là một loại chiếu sáng trong đó các thiết bị chiếu sáng được đặt ở bất kỳ đâu trên thiết bị đường ray liên tục có kết nối điện. Đường ray có thể được lắp đặt trên cả trần và tường. Chúng cũng có thể được treo bằng thanh từ những nơi cực cao, chẳng hạn như trần nhà hình vòm.
Vì đèn chiếu sáng có thể điều chỉnh và định hướng nên chúng có thể được sử dụng để nhấn mạnh các tính năng chính hoặc tác phẩm nghệ thuật (chẳng hạn như tác phẩm nghệ thuật hoặc nhiếp ảnh) trong nhà. Hệ thống đường ray sử dụng ít điện hơn hệ thống chiếu sáng thông thường vì chúng sử dụng bóng đèn LED và cho phép thay đổi từng đèn riêng lẻ.
“Bền vững” không phải một chủ đề mới, càng không phải một khái niệm mới. Thế nhưng suốt nhiều thập kỷ qua, “bền vững” vẫn luôn là một “điểm nóng” thảo luận, đặc biệt là trong ngành thiết kế.
Được công bố tại COP27, Báo cáo Hiện trạng Toàn cầu về Tòa nhà và Xây dựng (Buildings – GSR), báo cáo do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Liên minh Tòa nhà và Xây dựng Toàn cầu (Global ABC) cho biết các tòa nhà và công trình xây dựng nói chung chiếm 34% nhu cầu năng lượng toàn cầu, 37% lượng CO2 phát thải ra môi trường. Khoảng 10% trong số đó là do quá trình sản xuất vật liệu xây dựng và hoạt động cải tạo, sửa chữa. Đáng nói, theo Bản cập nhật năm của Hệ thống theo dõi khí hậu tòa nhà toàn cầu (GBCT), những con số này đều đang có xu hướng gia tăng.
Vì thế đối với ngành thiết kế, câu chuyện về “bền vững” là một “chiếc bình cũ” phải không ngừng được thay “rượu mới”. Cần nhiều hơn nữa những cách tiếp cận, nhiều hơn nữa những sáng kiến. Và bởi bền vững không phải một xu hướng mà là mục tiêu sống còn, nên cần phải có nhiều nữa những cá nhân, tập thể cùng cam kết thực hiện.
Năm nay, với chủ đề chung “Material Nature” của Tuần lễ thiết kế Milan, Salone del Mobile. Milano không chỉ giới thiệu những sáng kiến thiết kế bền vững đến từ khắp nơi trên thế giới, mà còn tự mình đề xuất giải pháp bền vững. Từ đó, sự kiện đã giúp “bền vững” một lần nữa trở thành tâm điểm thảo luận của cộng đồng thiết kế, truyền cảm hứng và gợi mở hướng đi cho nhiều cá nhân, tập thể trong ngành.
Dưới đây là tổng hợp những thiết kế hướng tới xu hướng bền vững tại Salone del Mobile 2024.
Sử dụng vật liệu tái chế, vòng đời tuần hoàn
Sử dụng vật liệu có thể tái chế là một cách tiếp cận quan trọng của thiết kế bền vững. Rất nhiều ý tưởng và sản phẩm mới đã được giới thiệu tại Salone del Mobile.Milano 2024.
Công ty Slalom của Ý đã giới thiệu các vách ngăn hấp thụ âm thanh được làm từ 75% – 96% nhựa tái chế sau khi sử dụng, có thể tái chế 100%. Trong khi đó, Bloom – một loại tấm hấp thụ âm thanh khác, được làm từ vật liệu sinh học kết hợp với hỗn hợp sợi tự nhiên và cánh hoa.
Những vật liệu siêu bền và có khả năng tái chế cao như nhôm, được Ronan Bouroullec sử dụng trong chiếc ghế Passage. Chiếc ghế được thiết kế để có thể sử dụng trong nhiều không gian với những concept, mục đích sử dụng khác nhau. Đồng thời, miếng tựa lưng của Passage có thể dễ dàng tháo lắp và thay thế bằng vật liệu khác như dây thừng, gỗ, v.v tùy ý chủ nhân.
Catifa Carta của Arper là một sản phẩm nổi bật về tính mới tại Salone del Mobile năm nay. Đây là tái bản của Catifa 53 nổi tiếng, có phần tựa lưng được chế tạo hoàn toàn bằng cách liên kết 29 tờ giấy với chất kết dính nhựa tự nhiên. Catifa Carta làm từ cây, sau khi hết tuổi thọ sẽ có thể được thiêu, trở về đất, trở thành phân bón để giúp cây phát triển. Đó là một vòng tuần hoàn đầy ấn tượng.
Bloom của Slalom
Thiết kế của CimentoGhế Passage
Ecological Panel của Saviola – sản xuất 100% từ gỗ tái chếChiếc ghế MC25 — PAF PAF do Maria Cristina Irvine thiết kế cho MattiazziCatifa Carta của Arper
Thiết kế tối ưu tháo lắp, thay thế
Cách tiếp cận thứ hai là thiết kế tối ưu việc tháo lắp, thay thế khi hết tuổi thọ của sản phẩm. Với ý tưởng này, Magis đã sản xuất Tacito, dựa trên thiết kế của Alessandro Stabile, một chiếc tủ với những cánh cửa không bản lề – đóng mở hoàn toàn bằng nam châm.
Nhằm mục đích tạo ra một hệ thống có thể tùy chỉnh và vận chuyển dễ dàng nhằm giảm tác động đến môi trường, MDF Italia đã giới thiệu ghế sofa Array do Snøhetta. Array là một hệ thống ghế sofa bao gồm các mô – đun nhỏ có thể dễ dàng vận chuyển và cấu hình để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp ráp cũng như thay thế và thải bỏ khi hết tuổi thọ.
Ghế sofa Array
Chú trọng thiết kế UX – thiết kế “lấy con người làm trung tâm”
Thông thường, thiết kế UX chủ yếu tập trung vào tương tác giữa người và máy tính. Tuy nhiên, Salone del Mobile đã chứng minh tư duy thiết kế UX có thể được nâng lên thành thiết kế “lấy con người làm trung tâm” và mở rộng tại địa hạt kiến trúc, nội thất.
Hằng năm, có vô số sự kiện, triển lãm và hội chợ diễn ra tiêu tốn vô số năng lượng, vật liệu và thải ra môi trường không ít khí thải. Vì thế, việc thiết kế “lấy con người làm trung tâm”, tối ưu không gian trên cơ sở tối ưu trải nghiệm người dùng là một cách tiếp cận đáng chú ý.
Salone del Mobile 2024 đã thiết kế lại sơ đồ sự kiện. Không gian sự kiện được thiết kế lại dựa trên những phân tích hành vi cảm xúc và vô thức của người tham gia. Từ đó tối đa hóa khả năng hiện diện và khả năng tiếp cận khách hàng cho gian hàng của tất cả nhà triển lãm. Kết quả, diện tích của Salone del Mobile 2024 đã giảm hẳn so với mọi năm, giảm thiểu không ít lượng vật liệu và năng lượng cần sử dụng.
Debonamedeo đã đáp lại lời kêu gọi này khi sắp xếp gian hàng Adrenaline – một ‘agora’ – hay nơi tụ tập – với các cột nổi từ trên cao được làm từ những cuộn giấy dùng để đóng gói các loại vải mà công ty sử dụng trong các sản phẩm của mình.
Gian hàng Adrenaline
Nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho không gian do Sancal thiết kế – không có ống sàn, giàn giáo được làm bằng một loại vải tái chế. Như vậy, sau khi kết thúc hội chợ, Sancal sẽ không thải ra nhiều phế liệu.
Ngày 18/05/2024, chuỗi sự kiện ID.Forum với các hoạt động trao đổi chuyên môn, trưng bày tác phẩm cùng Lễ trao giải Giải thưởng Sinh viên Nội thất Việt Nam (ISA) 2023 do Hội Nội thất Việt Nam và Cộng đồng Thiết kế Nội thất trẻ Việt Nam phối hợp tổ chức tại Hà Nội. Giải thưởng sinh viên Nội thất Việt Nam ISA 2023 tôn vinh top 10 tác phẩm thiết kế nội thất xuất sắc nhất của sinh viên.
Giải thưởng vinh danh Sinh viên Nội thất Việt Nam (ISA) được Diễn đàn Sinh viên Nội thất Việt Nam tổ chức thường niên, nhằm khuyến khích sự sáng tạo và tạo cơ hội cho sinh viên trải nghiệm thực tế trong lĩnh vực nội thất. Năm nay, giải thưởng quy tụ hội đồng ban giám khảo “quyền lực” là những kiến trúc sư, nhà thiết kế hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế nội thất Việt Nam cùng hàng ngàn đồ án tốt nghiệp từ 27 trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc. Sau vòng bình chọn trực tuyến với 10.000 lượt tham gia và hai vòng chấm bài nghiêm ngặt, ban giám khảo đã lựa chọn những tác phẩm xuất sắc nhất.
Hội đồng giám khảo của Giải thưởng ISA 2023
Giải Nhất thuộc về tác phẩm Trung tâm giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Xà Phìn của thí sinh Trần Quốc Khánh đến từ trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, tổng giá trị giải thưởng 50 triệu đồng. Tác phẩm này gây ấn tượng đặc biệt với hội đồng giám khảo không chỉ bởi ý tưởng sáng tạo, kỹ thuật và hình thức thể hiện hấp dẫn mà còn ở khả năng thuyết trình chuyên nghiệp, truyền cảm hứng.
Thí sinh Trần Quốc Khánh (trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) đạt giải NhấtTác phẩm Trung tâm giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Xà Phìn của thí sinh Trần Quốc Khánh
1 giải Nhì trị giá 37 triệu đồng thuộc về thí sinh Nguyễn Minh Toàn với tác phẩm “Resort Zannier Hồ Lắk”.
Thí sinh Nguyễn Minh Toàn đạt giải Nhì
2 giải Ba, mỗi giải trị giá 10 triệu đồng thuộc về thí sinh Nguyễn Quang Minh với tác phẩm Quán Cafe thủy sinh Aquagarden và Dương Nhật Quang Đông với tác phẩm Tằm Tang Lounge bar & Eatery.
6 giải khuyến khích, mỗi giải 5 triệu đồng thuộc về: thí sinh Trịnh Tú Trình với tác phẩm “Khách sạn Regent Đà Nẵng – Đa vũ trụ khoa học”; Nguyễn Vũ Bảo Trâm với tác phẩm Banyan Tree resort đầm Lập An – Vịnh Lăng Cô; Lê Huy Vũ với tác phẩm Marriott Hoi An Resort & Spa – Hồi ức kinh sử; Trương Thanh Quý với tác phẩm Khách sạn 21C Museum By Mgallery; Vũ Thị Phương Linh với tác phẩm “Trung tâm văn hóa Kinh Bắc”; Đặng Tuấn Kiệt với tác phẩm “Nhà hàng Nùng Sưa”.
1 giải bình chọn tác phẩm ấn tượng nhất trị giá 10 triệu đồng thuộc về thí sinh Dương Nhật Quang Đông với tác phẩm Tằm Tang Lounge bar & Eatery.
Bên cạnh tổng giải thưởng trị giá lên đến 150 triệu đồng, điểm nổi bật của lễ trao giải là chiếc cúp ISA với tạo hình “cánh cửa đang mở” – một biểu tượng của giải thưởng, nhằm tôn vinh các đồ án tốt nghiệp nội thất xuất sắc. Cánh cửa còn là biểu tượng cho những cơ hội mới, tương lai tươi sáng đang chờ phía trước.
Một số hình ảnh tại Triển lãm trưng bày tác phẩm đạt giải ISA 2023:
Ngày 22/01/2024, tại Hà Nội, Panasonic Việt Nam đã vinh danh các tác phẩm thiết kế không gian bếp xuất sắc nhất trong số gần 500 bài dự thi của cuộc thi Kitchen Insight mùa 2 – Kitchen Insight Plus. Hội Nội Thất Việt Nam là đơn vị bảo trợ chuyên môn và bảo trợ truyền thông cho cuộc thi.
Trong khuôn khổ sự kiện, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kiến trúc nội thất và xây dựng cũng đưa ra những quan điểm đa chiều nhằm mở ra các hướng tiếp cận đối với thiết kế bếp nói riêng và thiết kế không gian sống nói chung của thời đại mới. Đồng thời, một triển lãm đặc biệt vinh danh 50 căn bếp đẹp nhất của cuộc thi và các giải pháp sức khỏe toàn diện của thương hiệu Panasonic cũng được diễn ra thu hút đông đảo các nhà thiết kế xem và trải nghiệm.
Toàn cảnh sự kiệnHội Nội Thất Việt Nam là đơn vị bảo trợ chuyên môn và bảo trợ truyền thông cho cuộc thi
Tinh hoa thiết kế hội tụ
Trong gần 500 thiết kế không gian bếp tham gia dự thi Kitchen Insight Plus, các tác phẩm được lựa chọn không chỉ phô diễn những ý tưởng mới lạ, hình thức diễn họa sáng tạo, ấn tượng, mà còn truyền tải các giá trị nhân văn, những ý nghĩa thực tiễn, thể hiện được góc nhìn sâu sắc của các nhà thiết kế đối với lối sống thời đại mới. Bước sang năm thứ 2 tổ chức bởi Panasonic Việt Nam, cuộc thi đã trở thành một trong những sân chơi uy tín thu hút sự tham gia của nhiều công ty, nhà thiết kế kiến trúc nội thất và các sinh viên trong cộng đồng nhà thiết kế nội thất tại Việt Nam.
Triển lãm các không gian thiết kế bếp hiện đại, cổ điển… tại sự kiện
Đặc biệt, tại Lễ trao giải, lần đầu tiên những “ý niệm” đa chiều về thiết kế không gian bếp của tương lai được chia sẻ bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc nội thất và xây dựng bền vững trong và ngoài nước.
Là đơn vị bảo trợ về chuyên môn cho cuộc thi, lãnh đạo Hội Nội thất Việt Nam đã có những chia sẻ về thiết kế bếp đối với các nhà thiết kế trẻ tham gia dự thi.
Phát biểu tại lễ trao giải, KTS. Lê Trương – Chủ tịch Hội Nội thất Việt Nam đánh giá cao tính sáng tạo, khoa học và cuốn hút trong thiết kế của các tác phẩm dự thi. Đồng thời nêu lên 3 xu hướng thiết kế nội thất bếp cần hướng tới gồm: Thiết kế giữ được các giá trị truyền thống; kết hợp các thiết bị đầy đủ tính năng có cập nhật, cải tiến; hướng đến việc tiết kiệm trong sử dụng nguyên, vật liệu và không gian phù hợp với xu hướng cuộc sống hiện đại.
KTS Lê Trương – Chủ tịch Hội Nội thất Việt Nam phát biểu tại lễ trao giải
Chia sẻ về không gian nội thất bếp Việt xưa và nay, PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương – Phó Chủ tịch Hội Nội thất Việt Nam so sánh thiết kế bếp của người Việt qua từng thời kỳ và khẳng định giá trị truyền thống của căn bếp Việt.
PGS.TS.KTS chia sẻ tại sự kiện
KTS Takashi Niwa lại mang đến góc nhìn mới khi thiết kế không gian bếp Việt dưới góc nhìn của một KTS người Nhật. Sự kiện cũng có sự góp mặt của Ông Douglas Lee Snyder (Giám đốc điều hành Hội đồng công trình xanh) với phần chia sẻ thú vị về “không gian bếp xanh”.
KTS Takashi Niwa chia sẻ tại sự kiệnÔng Douglas Snyder – Giám đốc điều hành Hội Đồng Công Trình Xanh
Ở hạng mục thiết kế không gian bếp truyền thống và cổ điển, nhà thiết kế Chu Thành An gây ấn tượng với một không gian đa thế hệ được cấu trúc lại và liên thông với nhau, chủ ý tạo ra các phân vùng giới hạn mạch lạc để mỗi thành viên trong gia đình đều cảm nhận được không gian riêng tư trong sự sum vầy. Nhà thiết kế cũng khéo léo truyền tải tinh hoa truyền thống Việt qua các hệ khung tranh sơn mài điểm nhấn trong không gian, đặc biệt là lớp khung bao quanh “tác phẩm tủ lạnh” W900 Panasonic, tôn vinh lên thiết kế tinh xảo đắt giá của sản phẩm. Tác giả chia sẻ “vẻ đẹp hiện đại tinh tế của các sản phẩm gia dụng Panasonic như hòa quyện hoàn hảo trong một bối cảnh không gian bếp truyền thống của một gia đình đa thế hệ tạo nên một không gian tiện nghi và giàu cảm xúc”.
Tác phẩm “Nhà An” của NTK Chu Thành An chiến thắng Giải Nhất hạng mục Thiết kế không gian bếp Truyền Thống & Cổ ĐiểnTác phẩm “Con thuyền của sự bình yên” của Nhóm Quy Collective chiến thắng Giải Nhất hạng mục Thiết kế không gian bếp Hiện đại & Tương lai
Trong khi đó, chủ nhân của Giải Nhất hạng mục Thiết kế không gian bếp Hiện Đại & Tương lai chia sẻ: Với chủ đề “Con thuyền của sự bình yên”, nhóm tác giả đã lấy cảm hứng từ kết cấu cột và buồm của những chiếc tàu gỗ tạo nên không gian trần thú vị, vừa gợi mở về chủ đề bài thi, vừa có tác dụng như một khoảng lấy sáng thông tầng giúp đưa ánh sáng tự nhiên tràn xuống không gian bếp nấu và bàn ăn.
Toàn bộ gian bếp được bố cục trở thành không gian trung tâm, kết nối các không gian xung quanh trở thành 1 tập hợp mở, đem đến nhiều hơn sự tương tác gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Các phân khu chức năng được đan xen bởi các khoảng vườn đá và cây xanh tự nhiên mang lại sự an yên và thoải mái trong tâm hồn. Không gian nấu nướng được tôn lên và đặt thành trung tâm của toàn bộ tổng thể. Đặc biệt tác giả cũng cho biết “Thiết kế tinh tế, tối giản nhưng mang tinh thần hiện đại cao cấp của các thiết bị bếp gia dụng trong bộ sưu tập Rose Gold Concept của Panasonic cùng máy lọc nước Akaline gọn ghẽ, khi được đặt bên trên đảo với chất liệu đá thô, đã tạo thành điểm nhấn đối lập nhưng hài hòa với tổng thể tone màu gỗ sáng và ấm áp”.
Giải Nhất hạng mục Thiết kế không gian bếp hiện đại – tương lai (Nhóm Quy Collective)Giải Nhì hạng mục thiết kế không gian bếp truyền thống – cổ điểnBTC trao giải cho nhóm đạt giải BaThiết kế BST gia dụng ấn tượng nhấtThiết kế ứng dụng BST Rose Gold ấn tượng nhấtNhà Thiết kế trẻ triển vọng
Tại Lễ trao giải, Ban tổ chức cũng lần lượt công bố các giải thưởng như: Giải thưởng the Best CMF – vinh danh thiết kế CMF (chất liệu – màu sắc) cho bộ sưu tập thiết bị gia dụng đẹp nhất thuộc về nhóm thiết kế DOIT CREATIVE với ý tưởng chế tác thủ công chất liệu cấn trứng, khảm trai bên bề mặt các thiết bị tủ lạnh, máy giặt, máy rửa bát, máy lọc nước Panasonic,… ; 05 giải thưởng nhà thiết kế trẻ triển vọng dành riêng cho nhóm đối tượng các nhà thiết kế là sinh viên các trường đại học, 05 giải thưởng Thiết kế bếp được yêu thích nhất lấy kết quả từ vòng bình chọn trực tuyến với hơn 500.000 lượt bình chọn, …
Cuộc thi Thiết kế không gian bếp “Kitchen Insight Plus” được tài trợ bởi Công ty TNHH Panasonic Việt Nam. Trong suốt hành trình 50 năm mang đến những giá trị bền vững cho cuộc sống của người Việt, thương hiệu Panasonic vẫn luôn giữ vị trí tin cậy hàng đầu khi lựa chọn các giải pháp thiết bị trong không gian sống, không ngừng sáng tạo những tiến bộ về công nghệ cũng như thẩm mỹ của từng sản phẩm, góp phần kiến tạo nên lối sống khỏe mạnh, tiện nghi của mọi gia đình Việt.
Đèn Soft Solids có bóng sáp có thể tái chế vô hạn. Bộ đôi thiết kế Daydreaming Objects ở Copenhagen đã phát triển một loạt đèn kết hợp các chân đèn cổ điển được tái chế với các bóng đèn “có thể tái tạo và biến đổi” được làm từ sáp tự nhiên.
Nhà thiết kế ánh sáng Ruta Palionyte và kiến trúc sư Ieva Baranauskaite, những người làm việc cùng nhau với tư cách là nhóm Daydreaming Objects, đã tạo ra bộ sưu tập Soft Solids để làm nổi bật khả năng tái tạo vốn có và đặc tính khuếch tán ánh sáng của sáp.
Đèn Soft Solids có chao đèn bằng sáp hữu cơ
Dự án tự khởi xướng này nhằm mục đích xác định loại vật liệu có thể bổ sung cho nhiều loại đèn tận dụng khác nhau mà các nhà thiết kế đã thu thập được, hầu hết đều có niên đại từ những năm 1960 và 70.
Họ quyết định sử dụng hỗn hợp sáp đậu nành và stearin – một giải pháp thay thế bền vững hơn cho parafin gốc dầu mỏ, có nguồn gốc từ mỡ thực vật hoặc động vật. Sự kết hợp của các vật liệu mang lại độ bền và màu sắc đa dạng cho bộ sưu tập.
Các sắc thái được làm từ hỗn hợp sáp đậu nành và stearin
Ruta Palionyte chia sẻ: “Sáp được chọn vì các đặc tính có thể tái tạo và biến đổi cũng như khả năng khuếch tán ánh sáng một cách tinh tế. Bộ sưu tập được lấy cảm hứng từ bản chất hữu cơ của sáp và khả năng biến đổi từ một khối không có hình dạng thành dạng hữu hình, trở lại trạng thái linh hoạt”.
Sáp được thiết kế để phù hợp với nhiều chân đèn cổ điển khác nhau
Các nhà thiết kế đã phát triển các bóng đèn dành riêng cho từng đế đèn.
Các hình thức bị ảnh hưởng bởi các quá trình tăng trưởng và tái sinh xảy ra trong tự nhiên, Màu trắng nhạt, xanh lam dịu và xanh lục được chọn cho chao đèn để gợi lên cảnh quan thiên nhiên.
Việc sử dụng khuôn silicon cho phép các sản phẩm trong bộ sưu tập Soft Solids được tái tạo chính xác.
Một số có màu xanh lam hoặc xanh lục để gợi ý cảnh quan thiên nhiên
Có lẽ tác phẩm ấn tượng nhất, được gọi là Thân cây, là một chiếc đèn treo dài quá mức kết nối các mô-đun hình côn. Các nguồn sáng trong mỗi mô-đun tạo ra một chuỗi ánh sáng có thể được điều chỉnh để phù hợp với các không gian khác nhau.
Đèn treo thân bao gồm các mô-đun hình côn
Các nhà thiết kế đã chọn sử dụng các nguồn sáng LED có độ tỏa nhiệt thấp để ngăn chặn mọi biến dạng đối với dạng sáp. Các khoảng trống xung quanh bóng đèn tạo điều kiện cho luồng không khí và thông gió.
Nguồn sáng LED có khả năng tỏa nhiệt thấp ngăn chặn biến dạng của sáp
Salone del Mobile.Milan 2024 là hội chợ đồ nội thất lớn nhất và quan trọng nhất hành tinh, đã thu hút gần nửa triệu du khách ghé thăm và rất nhiều kiến trúc sư, nhà thiết kế, nhãn hàng cùng quy tụ. Salone del Mobile thường niên đề xướng 2 giải thưởng danh giá là Fuorisalone Awards 2024 và Salone Satellite Awards 2024.
Giải thưởng Fuorisalone chọn lọc và quảng bá những tác phẩm sắp đặt được yêu thích nhất tại Tuần lễ thiết kế Milan, cũng như những dự án, sản phẩm được cộng đồng thiết kế quốc tế đặc biệt quan tâm.
Giải thưởng danh giá thứ hai tại Salone del Mobile là giải thưởng Salone Satellite. Đây là sự kiện đầu tiên dành cho cộng đồng các nhà thiết kế trẻ (dưới 35 tuổi). Salone Satellite từ đó đã trở thành nơi gặp gỡ của các doanh nhân, những tổ chức đang tìm kiếm tài năng và những nhà thiết kế triển vọng nhất. Nhiều tác phẩm được giới thiệu tại Salone Satellite đã được ứng dụng trong thực tế, nhiều trong số 14.000 nhà thiết kế tham gia Salone Satellite cũng đã trở thành những cái tên có tiếng trong ngành.
Năm nay, với quy mô 600 người tham gia đến từ 32 quốc gia và 22 trường thiết kế hàng đầu đến từ 13 nước, Salone Satellite tiếp tục là điểm đến quy tụ được những ý tưởng bùng nổ trên toàn cầu.
Dưới đây là những tác phẩm đầy sáng tạo, đã chinh phục cộng đồng thiết kế tại Salone del Mobile.Milan 2024:
Re/Creation” – Tác phẩm chiến thắng giải thưởng Fuorisalone 2024, mang đến một không gian nơi tâm trí có thể tự do lang thang, lấy cảm hứng từ sự duyên dáng uyển chuyển của thủy tinh nóng chảy.
Re/Creation” – Tác phẩm chiến thắng giải thưởng Fuorisalone 2024Sắp đặt, Terminal 02, và Bồn cầu thông minh phiên bản giới hạn, Formation 02Design Space Alula
Đèn “Deformation Under Pressure” (Đèn Biến dạng dưới áp suất) của Studio OLOLOO. Studio Ololoo, đến từ Trung Quốc, đã giành giải nhất Salone Satellite Awards 2024.
Đèn “Deformation Under Pressure”
Tác phẩm là sự kết hợp giữa nhựa PVC bơm hơi và cấu trúc nhôm nén, cho phép chiếc đèn có khả năng tháo lắp tuyệt vời và vô cùng gọn nhẹ. Tác phẩm là minh chứng cho sự cống hiến của studio trong việc khám phá tính đàn hồi của vật liệu và sự cân bằng tinh tế giữa sức mạnh và tính linh hoạt.
Veliero – Thiết kế tủ sách của nhà thiết kế Andrighetto đạt giải nhì Salone Satellite Awards 2024.
Veliero – Thiết kế tủ sách của nhà thiết kế Andrighetto
Tủ sách của nhà thiết kế người Ý, Andrighetto được làm hoàn toàn từ các chi tiết gỗ lồng vào nhau mà không cần sử dụng ốc vít và keo dán. Tác phẩm gây ấn tượng với sự thân thiện với môi trường và vẻ bề ngoài thanh lịch, tinh tế.
Bộ cốc đồng in 3D “Voronoi” của nhóm thiết kế người Ý, Egoundesign đạt giải ba.
Bộ cốc đồng in 3D “Voronoi”
Bộ cốc đồng in 3D “Voronoi” của nhóm thiết kế người Ý, Egoundesign lấy cảm hứng từ nghệ thuật “Cân bằng đá” được quan sát trong chuyến đi đến Châu Á. Được thiết kế như một vật thể có tinh thần thiền định và lạc quan, những chiếc cốc là sự hòa hợp ấn tượng giữa với tính thẩm mỹ và công năng, phản ánh cách tiếp cận đầy sáng tạo của nhóm trong thiết kế và sản xuất.
Một số tác phẩm ấn tượng khác tại Salone Satellite awards 2024:
Nguồn ảnh: Salone del Mobile.Milano, 3rings, Elle Decor
Được lấy cảm hứng từ chiếc chõng tre truyền thống, Chong Daybed không chỉ là một sản phẩm nội thất, mà là một tác phẩm nghệ thuật thể hiện sự hòa quyện giữa truyền thống và đương đại.
Năm 2023, Sema Design Studio tiếp ghi dấu ấn độc đáo trong làng thiết kế nội thất quốc tế khi thiết kế Chong Daybed nhận được giải thưởng Honorable Mention tại cuộc thi IDA 2023 (International Design Award) – một trong những Giải thưởng Thiết kế hàng đầu tại Mỹ được tổ chức lần thứ 17. Sự kiện này không chỉ là một chiến thắng cá nhân của đội ngũ thiết kế mà còn là một bước tiến lớn cho ngành công nghiệp thiết kế nội thất Việt Nam trên trường quốc tế.
Sema Design Studio với thiết kế Chong Daybed nhận được giải thưởng Honorable Mention tại cuộc thi IDA 2023 (International Design Award)Thiết kế Chong Daybed
Chong Daybed như một phiên bản hiện đại của nét đẹp truyền thống, kế thừa từ tinh hoa văn hóa lịch sử của chiếc chõng tre Việt. Chong không chỉ thu hút bởi nét đẹp của nét đẹp xen lẫn hiện đại và cổ điển.
Gỗ sồi Mỹ mang đến vẻ đẹp tự nhiên và độ bền bỉ qua thời gian, khả năng chịu lực tốt và chống mối mọt. Da Microfiber được đan bằng kỹ thuật truyền thống, với sự chặt chẽ và tỉ mỉ, tạo nên sự hoàn hảo trong từng đường nét rõ ràng. Sự hòa quyện giữa vật liệu tự nhiên và sự khéo léo của nghệ nhân không chỉ nằm ở vẻ ngoại hình, mà còn là ở sự hiểu biết sâu sắc về cách chúng tương tác, tạo ra một tác phẩm không chỉ đẹp mắt mà còn chứa đựng ý nghĩa văn hóa sâu sắc.
Thiết kế giao thoa giữa vẻ đẹp hiện đại và truyền thống
Nhìn lại lịch sử dân tộc, chiếc chõng tre từng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người Việt. Nó là biểu tượng của một thế hệ, nơi ông bà ta tụ tập để trò chuyện, nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Chõng tre không chỉ là một sản phẩm thủ công, mà còn chứa tinh thần tương thân tương ái và tôn trọng truyền thống. Kế thừa mỹ quan đẹp mắt của chiếc chõng tre xưa, ở phiên bản mới, Chong đã có một diện mạo mới, hợp thời hơn. Với cấu hình chắc chắn, Chong DayBed có khả năng chịu được mức cân nặng lớn 2-3 người ngồi – nằm thoải mái thoải mái đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại.
Chong DayBed có khả năng chịu được mức cân nặng lớn 2-3 người ngồi – nằm thoải mái thoải mái
Chong DayBed được các nhà thiết kế Sema thiết kế giữa sự kết hợp của bản sắc dân tộc Việt Nam và tinh thần hiện đại. Đây không chỉ là một món đồ nội thất mà còn mang giá trị văn hóa Việt về gìn giữ nét đẹp được ông cha ta để lại qua thế kỷ. Nay chõng đã tái sinh với một phong cách mới, phù hợp với lối sống đương đại.
Nhà thiết kế Nguyễn Phương Chi chia sẻ: “Chong Daybed được lấy cảm hứng từ chiếc chõng tre truyền thống. Đó là một sản phẩm nội thất hiện đại, kế thừa từ tinh hoa văn hóa lịch sử của chiếc chõng tre Việt. Chúng tôi nghiên cứu, thử nghiệm trong hơn hai năm để hoàn thiện kiểu dáng, kết cấu, vật liệu. Thiết kế ứng dụng vật liệu hiện đại như: gỗ sồi mỹ, kim loại, da Microfiber. Sản phẩm giữ lại được vẻ đẹp về tỷ lệ, giá trị đa dụng của chiếc chõng tre xưa nhưng phù hợp hơn với đời sống đương đại”.
Chõng đã tái sinh với một phong cách mới, phù hợp với lối sống đương đại
Chong không chỉ là một món đồ nội thất đẹp mắt mà còn là một tác phẩm nghệ thuật ý nghĩa của sự gắn kết giữa quá khứ và hiện tại, giữa văn hóa và thiết kế. Nó thể hiện sự tự hào và tôn giáo quan trọng đối với những giá trị tinh thần mà ông cha ta đã kế thừa và duy trì qua thế hệ.
SEMA Design Studio trực thuộc SEMA Group – nơi tập hợp các nhà thiết kế Việt đam mê thiết kế đồ nội thất. Ra đời với ý tưởng khác biệt, tiên phong, các sản phẩm do nhóm thiết kế đều mang trong mình tinh thần Việt kết hợp với tính đương đại, quốc tế. Thiết kế Chong Daybed đã từng vinh dự đạt Giải Bạc hạng mục Best Furniture, Home – Decor Design cuộc thi Vmark Vietnam Design Week 2023 và có mặt tại triển lãm: Design Fair VietNam, thuộc khuôn khổ VietNam Design Week.