More
    Trang chủ Blog Trang 3

    Gala Hội ngộ đầu năm 2025: Kết nối cộng đồng Nội thất Việt

    0
    Ngày 25/3/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Hội Nội thất Việt Nam (VNIA) đã tổ chức sự kiện “Gala Hội ngộ đầu năm 2025”, quy tụ gần 200 kiến trúc sư, nhà thiết kế và doanh nghiệp trong ngành. Chương trình không chỉ là dịp để cộng đồng nội thất nhìn lại hành trình một năm qua mà còn là cơ hội chia sẻ những định hướng phát triển mới, mở rộng kết nối và hợp tác chiến lược.

    Nhìn lại năm 2024 & Định hướng phát triển

    Phát biểu khai mạc, KTS Lê Trương – Chủ tịch Hội Nội thất Việt Nam nhấn mạnh rằng năm 2024 là một cột mốc quan trọng đối với ngành nội thất Việt Nam. Đây là năm Hội đã từng bước khẳng định vai trò của mình thông qua chuỗi hoạt động chuyên môn tại ba miền Bắc – Trung – Nam, với các chủ đề chuyên sâu về nội thất. Những sự kiện này không chỉ tạo cơ hội để hội viên giao lưu, giới thiệu năng lực, mà còn là diễn đàn để chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình hoạt động kinh doanh.
    Bên cạnh đó, Hội đã phối hợp tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của ngành nội thất, đánh dấu một bước tiến lớn với lễ thành lập và ra mắt chính thức. Đặc biệt, trong thời gian tới, Hội đang hướng đến sự ra mắt của Ban Kinh tế – Tài chính, một đơn vị quan trọng trong việc định hướng chiến lược và đảm bảo sự phát triển bền vững cho Hội.
    Ông cũng nhìn nhận lại những thành tựu đã đạt được, đồng thời chỉ ra những khó khăn còn tồn đọng mà Hội cần tiếp tục khắc phục trong thời gian tới. Những cơ hội và thách thức của ngành nội thất trong năm 2024 đòi hỏi sự đồng hành, nỗ lực chung của toàn thể hội viên.
    KTS Lê Trương – Chủ tịch Hội Nội thất Việt Nam phát biểu tại chương trình
    Tiếp nối chương trình, NTK Lưu Việt Thắng – Chánh Văn phòng Trung ương Hội đã trình bày báo cáo tổng kết hoạt động của năm 2024. Nội dung báo cáo bao quát toàn diện các khía cạnh quan trọng, từ công tác tổ chức, tình hình tài chính, đến những sự kiện nổi bật đã diễn ra trong năm. Đồng thời, báo cáo cũng đề cập đến các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, nhấn mạnh những thành tựu đã đạt được cũng như các định hướng chiến lược nhằm phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
    PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương trình bày phương hướng hoạt động của Hội năm 2025, tập trung vào tổ chức, tài chính, truyền thông và hợp tác quốc tế. Trước xu hướng đô thị hóa, hội nhập và sáp nhập hành chính, ngành kiến trúc – nội thất đứng trước cả cơ hội và thách thức, đòi hỏi sự đổi mới linh hoạt. Ông nhấn mạnh thêm Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên chuyển đổi mạnh mẽ với cải cách bộ máy, phát triển kinh tế, khoa học – công nghệ và chuyển đổi số, đặt ra yêu cầu cấp thiết để ngành nội thất thích ứng và phát triển bền vững.
    Gala cũng bao gồm Lễ kết nạp hội viên mới, mở ra cơ hội kết nối và hợp tác cho các cá nhân, doanh nghiệp cùng chung định hướng và tầm nhìn chiến lược.

    Tọa đàm chuyên sâu: “Vai trò trung tâm của nội thất trong các dự án xây dựng”

    Một trong những tâm điểm của Gala Hội ngộ đầu năm 2025 chính là buổi Tọa đàm chuyên sâu: “Vai trò trung tâm của nội thất trong các dự án xây dựng”. Đây là cơ hội để nhìn rõ những thực trạng cũng như khẳng định vị thế và tìm giải pháp cho ngành nội thất trong các dự án đầu tư công và tư nhân tại Việt Nam.
    Không khí sôi nổi tại buổi toạ đàm
    Buổi tọa đàm quy tụ các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực kiến trúc và nội thất, mang đến những góc nhìn đa chiều về thực trạng, thách thức và giải pháp phát triển ngành.
    Tại buổi toạ đàm KTS Lê Trương – Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn Kiến trúc Xây dựng TT-As, Chủ tịch Hội Nội thất Việt Nam – chia sẻ về kinh nghiệm và góc nhìn của mình về thực trạng của ngành nội thất trong bối cảnh kinh tế chính trị và xã hội như sau: “Thời điểm hiện tại chính là cơ hội vàng cho ngành kiến trúc xây dựng Việt Nam. Tuy nhiên, ngành nội thất vẫn chưa được chính thức công nhận trong các văn bản nhà nước, cả về phạm vi lẫn chi phí thiết kế. Đây là một vấn đề cần có chủ trương và hành động cụ thể, thông qua các buổi tọa đàm và nghiên cứu kinh nghiệm từ các nước trong khu vực và thế giới. Việc tổng hợp những bài học này thành một tài liệu hoàn chỉnh sẽ giúp xác định rõ giá trị và phạm vi của ngành nội thất. Khi đó, chúng ta có thể xây dựng kế hoạch tiếp cận các cơ quan nhà nước để thúc đẩy sự công nhận chính thức của ngành nội thất”.
    Chia sẻ của KTS Lê Trương trong buổi toạ đàm
    PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương – Trưởng khoa Nội thất, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Nội thất Việt Nam – nhấn mạnh vai trò cốt lõi của thiết kế nội thất trong các dự án xây dựng. Ông chia sẻ rằng: ” Việt Nam mới chỉ thực sự bước vào thời kỳ hòa bình cách đây vài chục năm. Trong chiến tranh, con người chỉ mong có một nơi để trú ẩn, và nội thất đơn thuần là sự sắp đặt mang tính tạm bợ. Khi bước vào thời kỳ đổi mới, dù nhận thức về không gian sống đã có sự thay đổi, nhưng tư duy “nhà là nơi để ở” vẫn chi phối, khiến nội thất chưa được chú trọng. Người ta quan tâm đến kiến trúc bề thế hơn là giá trị của nội thất, vốn thường bị xem là yếu tố phụ thuộc vào kinh tế và đi sau kiến trúc. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế phát triển không ngừng, chúng ta đang dần hướng sự quan tâm đến nội thất như một đích đến quan trọng. Theo tôi, chất lượng của một công trình không chỉ nằm ở kiến trúc mà còn được quyết định bởi nội thất. Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi nhận thức: khi nói về nhà ở, không thể không nói đến nội thất. Trước khi các cơ quan quản lý có những động thái chính thức với ngành nội thất, chính những người trong nghề cần khẳng định vai trò trung tâm và giá trị của ngành. Đây không chỉ là xu hướng mà là một bước tiến tất yếu để nội thất được công nhận đúng với tầm quan trọng vốn có của nó”.
    PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương chia sẻ rõ về ý nghĩa của buổi toạ đàm
    Ngoài ra KTS Trần Khánh Trung – Kiến trúc sư trưởng, Đồng sáng lập TTT Architects đã mang đến góc nhìn thực tiễn về những khó khăn mà ngành thiết kế nội thất đang đối mặt. Ông đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ những rào cản, hạn chế tình trạng lãng phí trong đầu tư, đồng thời tạo ra một môi trường công bằng hơn cho các nhà thiết kế, giúp họ phát huy tối đa năng lực sáng tạo và cống hiến cho ngành.
    Tọa đàm có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong ngành
    Ngoài những chia sẻ từ các diễn giả, toạ đàm có đón nhận các ý kiến đóng góp và chia sẻ từ các hội viên của Hội Nội thất Việt Nam. KTS Đoàn Phương – CEO công ty thiết kế nội thất DPLUS Việt Nam, ông bày tỏ mong muốn có những quy định và hướng dẫn cụ thể cho quy trình làm việc trong ngành nội thất. Đồng thời, ông kỳ vọng vào sự bảo trợ chuyên môn vững chắc, của Hội giúp các doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển mạnh mẽ mà không bị cản trở bởi những yếu tố khách quan.
    KTS Trần Đức Toàn – Tổng Giám đốc VNCC – đóng góp ý kiến về những thách thức mà Hội Nội thất Việt Nam đang đối mặt khi vẫn còn non trẻ. Ông nhấn mạnh sự cần thiết của việc thành lập một ban tài chính chuyên trách để đảm bảo nguồn lực vận hành Hội một cách hiệu quả, minh bạch và đáp ứng kỳ vọng của các hội viên. Bên cạnh đó, ông cũng đề xuất phương hướng xây dựng các bộ tiêu chuẩn và nền tảng vững chắc cho Hội, nhằm bảo vệ quyền lợi của hội viên cũng như thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nội thất tại Việt Nam.

    Triển lãm: “Xây dựng phong cách nội thất Việt Nam đương đại”

    Song hành cùng tọa đàm là triển lãm “Blooming Underconstruction” do KTS Đoàn Phương thiết kế và không gian trưng bày những công trình tiêu biểu, sản phẩm thiết kế nội thất nổi bật.
    Triển lãm “Blooming Underconstruction” là sự giao thoa giữa hai yếu tố tưởng chừng đối lập. “Blooming” đại diện cho sự sống, sự phát triển, vẻ đẹp và hy vọng, trong khi “Underconstruction” gợi lên sự chuyển động, đổi thay, những điều chưa hoàn thiện và đôi khi cả sự hỗn loạn.
    Sự kết hợp này truyền tải một thông điệp mạnh mẽ: ngay cả trong quá trình thay đổi và xây dựng dang dở, sự sống và vẻ đẹp vẫn có thể nảy nở. Triển lãm gợi lên hình ảnh một công trường đang thi công, nơi những khối bê tông, giàn giáo và kết cấu thô sơ không chỉ là biểu tượng của sự chuyển mình, mà còn ẩn chứa sức sống mới đang vươn lên, đầy hy vọng và tiềm năng.
    Triển lãm “Blooming Underconstruction” – Sự giao thoa giữa sự sống và đổi thay
    Bên cạnh đó, khu trưng bày các công trình tiêu biểu và sản phẩm thiết kế nổi bật cũng là một điểm nhấn ấn tượng. Không gian này không chỉ tôn vinh tài năng của các hội viên Hội Nội thất Việt Nam mà còn khơi nguồn cảm hứng cho các nhà thiết kế và doanh nghiệp, mở ra những định hướng mới cho ngành.
    Song hành cùng triển lãm là khu trưng bày những công trình tiêu biểu, sản phẩm sáng tạo và xu hướng thiết kế nội thất nổi bật
    Khép lại chương trình là Gala kết nối hội viên – nơi các kiến trúc sư, nhà thiết kế và doanh nghiệp gặp gỡ, giao lưu và mở rộng quan hệ hợp tác. Đây là cơ hội để cộng đồng nội thất cùng nhau xây dựng tầm nhìn chiến lược, hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai.
    Những hình ảnh ấn tượng tại Gala kết nối hội viên

    Sự kiện đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc, không chỉ là nơi chia sẻ kiến thức mà còn là diễn đàn kết nối quan trọng, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành nội thất Việt Nam.

    GALA HỘI NGỘ ĐẦU NĂM 2025 – SỰ KIỆN KẾT NỐI VÀ KIẾN TẠO GIÁ TRỊ CHO NGÀNH NỘI THẤT

    0
    Ngày 25/3/2025 tại Bảo tàng Hà Nội, Hội Nội thất Việt Nam (VNIA) sẽ tổ chức sự kiện “Gala Hội ngộ đầu năm”. Đây không chỉ là dịp để các hội viên hội nội thất cùng nhau nhìn lại một năm đã qua mà còn là cơ hội kết nối, giao lưu và định hướng những bước phát triển mới trong năm 2025.
    Năm 2024 đã ghi dấu nhiều cột mốc quan trọng đối với ngành nội thất Việt Nam, mở ra những cơ hội phát triển nhưng cũng không ít thách thức. Để cùng nhìn lại hành trình một năm vừa qua, tôn vinh những thành tựu nổi bật và định hướng chiến lược cho năm 2025, Hội Nội thất Việt Nam (VNIA) tổ chức Gala Hội ngộ đầu năm 2025 – một sự kiện đặc biệt dành cho các hội viên, đối tác và những cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thiết kế nội thất – kiến trúc.
    Tại sự kiện, đại diện Hội Nội thất Việt Nam sẽ trình bày báo cáo tổng kết hoạt động năm 2024, đánh giá thành tựu đạt được, đồng thời chỉ ra các khó khăn còn tồn tại và đề ra định hướng phát triển bền vững cho năm 2025. Tiếp đến là phần Trao Quyết định kết nạp hội viên mới, mở ra cơ hội kết nối và hợp tác cho các cá nhân, doanh nghiệp cùng chung đam mê và tầm nhìn.
    Một trong những điểm nhấn của sự kiện là buổi tọa đàm với chủ đề “Vai trò trung tâm của nội thất trong các dự án xây dựng”, xoay quanh ba vấn đề cốt lõi: Thực trạng và bối cảnh thiết kế nội thất trong các dự án đầu tư công và tư nhân tại Việt Nam, cùng các vấn đề bất cập. Khẳng định vai trò trung tâm của nội thất trong các dự án xây dựng. Đề xuất giải pháp giúp các nhà thiết kế nội thất và kiến trúc sư tháo gỡ khó khăn, chống lãng phí trong đầu tư và tạo sự công bằng cho giới thiết kế.
    Tọa đàm “Vai trò trung tâm của nội thất trong các dự án xây dựng” quy tụ những chuyên gia uy tín hàng đầu trong ngành Kiến trúc – Nội thất
    Buổi tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả có tầm ảnh hưởng lớn trong ngành Kiến trúc – Nội thất Việt Nam gồm: KTS Lê Trương – Tổng giám đốc Công ty Tư vấn Kiến trúc Xây dựng TT-Associates, Chủ tịch Hội Nội thất Việt Nam, PGS. TS. KTS Vũ Hồng Cương – Trưởng khoa Nội thất trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Phó Vụ trưởng Vụ Quy hoạch kiến trúc, Bộ Xây dựng, KTS. Trần Khánh Trung, KTS trưởng, Đồng sáng lập TTT Architects. Chương trình tọa đàm được dẫn dắt bởi KTS Vương Đạo Hoàng – Giám đốc Công ty Thiết kế & Truyền thông Kiến Việt, một chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và truyền thông kiến trúc, hứa hẹn mang đến một buổi tọa đàm sôi nổi và sâu sắc.
    Những chia sẻ từ các chuyên gia hàng đầu sẽ giúp các nhà thiết kế, kiến trúc sư có những góc nhìn đa chiều, sâu sắc và thiết thực về vai trò của nội thất trong các dự án xây dựng hiện nay.
    Song hành cùng những phiên thảo luận chuyên sâu là triển lãm “Xây dựng phong cách nội thất Việt Nam đương đại”. Đây là nơi trưng bày những hình ảnh về nội thất, các công trình kiến trúc và sản phẩm liên quan tới nội thất tiêu biểu, đặc sắc thể hiện rõ nét tài năng và sức sáng tạo của các Hội viên. Triển lãm không chỉ là không gian sáng tạo mà còn là nguồn cảm hứng cho những nhà thiết kế và doanh nghiệp đang tìm kiếm hướng đi mới trong ngành nội thất.
    Cuối cùng là phần Gala Kết nối hội viên, nơi các kiến trúc sư, nhà thiết kế, doanh nghiệp và các đối tác trong ngành có thể gặp gỡ, giao lưu và mở rộng quan hệ hợp tác. Đây không chỉ là một buổi gala đơn thuần mà còn là không gian để những người có chung đam mê và tầm nhìn cùng chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội hợp tác và cùng nhau phát triển.
    Với những nội dung hấp dẫn và thiết thực, sự kiện “Gala hội ngộ đầu năm” hứa hẹn sẽ mang đến những góc nhìn sâu sắc, thúc đẩy sự phát triển của ngành nội thất Việt Nam trong thời gian tới.
    Thông tin về sự kiện:
    • Thời gian: 14h00 – 20h30, ngày 25/3/2025
    • Địa điểm: Hội trường B1, Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Bài viết: Đỗ Uyên

    Hội Nội thất Việt Nam ký kết Biên bản Ghi nhớ với Hiệp hội Doanh nghiệp Ý tại Việt Nam: Bước tiến mới trong hợp tác quốc tế

    0

    Ngày 17/3/2025, tại Trung tâm Văn hóa và Thương hiệu Italy (Hà Nội), Hội Nội thất Việt Nam (VNIA) đã chính thức ký kết Biên bản Ghi nhớ (MoU) với Hiệp hội Thương mại Ý tại Việt Nam (ICHAM). Đây là dấu mốc quan trọng trong chiến lược mở rộng hợp tác quốc tế của ngành nội thất Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc cho việc kết nối doanh nghiệp hai nước, thúc đẩy thương mại và phát triển các dự án chung.

    Hội Nội thất Việt Nam ký kết Biên bản Ghi nhớ với Hiệp hội Doanh nghiệp Ý tại Việt Nam: Bước tiến mới trong hợp tác quốc tế

    Hợp tác chiến lược trong lĩnh vực nội thất

    Lễ ký kết diễn ra trong khuôn khổ sự kiện ICHAM Connected Workshop Series, nơi quy tụ nhiều doanh nghiệp, chuyên gia và nhà hoạch định chính sách của Việt Nam và Italy. Sự kiện có sự tham dự của ngài Marco della Seta – Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Italy tại Việt Nam, đại diện Đại sứ quán Italy, cùng lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp hai nước.

    Tại buổi lễ, đại diện Hội Nội thất Việt Nam nhấn mạnh vai trò của sự hợp tác này trong việc nâng cao chất lượng sản xuất, ứng dụng công nghệ và thiết kế sáng tạo từ Italy vào ngành nội thất Việt Nam. Biên bản Ghi nhớ không chỉ mở ra cơ hội tiếp cận nguồn nguyên liệu, công nghệ tiên tiến mà còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp nội thất trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

    Hội Nội thất Việt Nam ký kết Biên bản Ghi nhớ với Hiệp hội Doanh nghiệp Ý tại Việt Nam: Bước tiến mới trong hợp tác quốc tế

    Ý nghĩa của MoU đối với ngành nội thất Việt Nam

    Italy là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về thiết kế và sản xuất nội thất, nổi bật với sự kết hợp giữa thủ công truyền thống và công nghệ hiện đại. Việc ký kết MoU với ICHAM giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội học hỏi từ mô hình phát triển bền vững của Italy, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nội thất chất lượng cao.

    Ngoài ra, Biên bản Ghi nhớ còn hướng đến các hoạt động giao lưu, hội thảo chuyên sâu, triển lãm và kết nối doanh nghiệp, giúp tăng cường sự hiểu biết và hợp tác thực chất giữa hai bên. Đây sẽ là cầu nối quan trọng để các doanh nghiệp nội thất Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trên thị trường quốc tế.

    Với việc ký kết MoU này, Hội Nội thất Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong việc thúc đẩy ngành nội thất nước nhà hội nhập sâu rộng, tạo ra những cơ hội hợp tác mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam.

    _____English____

    Vietnam Interior Association Signs MoU with the Italian Chamber of Commerce in Vietnam: A New Milestone in International Cooperation

    On March 17, 2025, at the Italian Cultural and Brand Center in Hanoi, the Vietnam Interior Association (VNIA) officially signed a Memorandum of Understanding (MoU) with the Italian Chamber of Commerce in Vietnam (ICHAM). This marks a significant step in expanding international cooperation within Vietnam’s interior industry, laying a strong foundation for business connectivity, trade promotion, and collaborative projects between the two countries.

    Strategic Collaboration in the Interior Industry

    The signing ceremony took place as part of the ICHAM Connected Workshop Series, an event that brought together businesses, experts, and policymakers from Vietnam and Italy. Distinguished attendees included H.E. Marco della Seta, Ambassador of Italy to Vietnam, representatives from the Italian Embassy, and leaders of business associations from both nations.

    During the ceremony, VNIA representatives emphasized the importance of this partnership in enhancing production quality, applying advanced technologies, and integrating Italy’s renowned design expertise into Vietnam’s interior industry. The MoU not only provides access to high-quality materials and cutting-edge technologies but also enables Vietnamese interior enterprises to gain deeper involvement in the global value chain.

    Significance of the MoU for Vietnam’s Interior Industry

    Italy is a global leader in interior design and manufacturing, distinguished by its fusion of traditional craftsmanship and modern technology. The MoU with ICHAM offers Vietnamese businesses the opportunity to learn from Italy’s sustainable development model while expanding their export markets for high-quality interior products.

    Additionally, the agreement paves the way for knowledge exchange through specialized workshops, exhibitions, and business networking events, fostering deeper understanding and meaningful cooperation between the two sides. This partnership will serve as a crucial bridge for Vietnamese interior companies to enhance their competitiveness and achieve sustainable growth in the international market.

    By signing this MoU, the Vietnam Interior Association reaffirms its pioneering role in driving the local interior industry towards deeper global integration, creating substantial cooperation opportunities that benefit businesses and contribute to Vietnam’s economic development.

    VNIA TOUR: HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ KIẾN TRÚC VÀ NỘI THẤT TẠI QUẢNG CHÂU

    0

    Hội Nội thất Việt Nam (VNIA) tự hào ra mắt chương trình du lịch độc đáo – VNIA TOUR, hứa hẹn mang lại trải nghiệm trọn vẹn từ khám phá những công trình kiến trúc độc đáo cho đến việc hòa mình vào không khí sôi động của CIFF 2025 – sự kiện nội thất quốc tế danh giá nhất năm. Nếu bạn là hội viên VNIA, đối tác, khách mời hay chỉ đơn giản là người đam mê kiến trúc và nội thất, đây chính là cơ hội tuyệt vời để kết nối, học hỏi và trải nghiệm những giá trị bền vững trong ngành.

    VNIA TOUR 2025 không chỉ đơn thuần là một chuyến đi, mà là hành trình khám phá sâu sắc về những xu hướng mới, công nghệ tiên phong và quy trình sản xuất hiện đại của ngành nội thất. Hãy cùng Hội Nội thất Việt Nam trải qua từng khoảnh khắc của chuyến đi.

    LỊCH TRÌNH CHI TIẾT:

    Ngày 18/3/2025:

    • Đến Quảng Châu và thăm quan “Hội chợ CIFF 2025”

    Ngày 19/3/2025:

    • Tiếp tục khám phá các gian hàng và xu hướng tại “Hội chợ CIFF 2025”

    Ngày 20/3/2025:

    • Tham dự “Hội nghị thượng đỉnh thiết kế thế giới CIFF 2025” – điểm nhấn của chương trình
    • Tham quan Infinitus Plaza

    Ngày 21/3/2025:

    • Tham quan Bảo tàng Nghệ thuật He (HEM)
    • Ghé thăm và giao lưu với Công ty thiết kế nội thất nổi tiếng Newsday
    • Dự Gala Dinner sang trọng, mở rộng cơ hội hợp tác

    Ngày 22/3/2025:

    • Tham quan nhà máy sản xuất đồ nội thất thiết kế NOVA
    • Khởi hành trở về Việt Nam

    5 LÝ DO KHÔNG THỂ BỎ LỠ VNIA TOUR – CIFF 2025

    1. Khám phá “điểm hẹn quốc tế” – Hội chợ CIFF 2025

    Trực tiếp trải nghiệm những công nghệ nội thất và thiết kế tiên phong.

    Kết nối với hàng trăm chuyên gia, nhà sản xuất, đại lý toàn cầu, học hỏi bí quyết và mở rộng mạng lưới hợp tác.

    1. Nâng tầm sáng tạo tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiết kế Thế giới CIFF

    Cập nhật xu hướng thiết kế mới nhất, lắng nghe chia sẻ từ các “bậc thầy” thiết kế quốc tế.

    Tích luỹ kinh nghiệm và giải pháp để gia tăng giá trị sản phẩm/dịch vụ cho doanh nghiệp.

    1. Trải nghiệm nghệ thuật & giao lưu văn hoá

    Tham quan Bảo tàng Nghệ thuật He (HEM), hòa mình vào những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, nuôi dưỡng nguồn cảm hứng sáng tạo.

    Gặp gỡ và trao đổi với Công ty thiết kế nội thất Newsday danh tiếng, học hỏi chiến lược thành công & mô hình quản trị sáng tạo.

    1. Tiếp cận quy trình sản xuất nội thất tiêu chuẩn cao

    Thăm nhà máy sản xuất đồ nội thất thiết kế NOVA, tận mắt quan sát công nghệ sản xuất, quy trình kiểm soát chất lượng tân tiến.

    Khám phá cách tối ưu chi phí, nâng cao chất lượng & tính thẩm mỹ cho các sản phẩm nội thất.

    1. Gala Dinner đẳng cấp & những kết nối giá trị

    Bữa tiệc kết nối cao cấp, tạo cơ hội hợp tác sâu rộng với các doanh nhân, kiến trúc sư, nhà thiết kế, nhà đầu tư…

    Khẳng định thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp trong cộng đồng nội thất, kiến trúc chuyên nghiệp.

    THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH

    • Thời gian: Từ ngày 18 đến ngày 22/3/2025
    • Địa điểm: Quảng Châu, Trung Quốc
    • Chi phí trọn gói: Chỉ từ 18.530.000 VNĐ
      (Đã bao gồm vé máy bay khứ hồi, khách sạn, xe di chuyển, phí visa, vé vào cửa sự kiện, và các bữa ăn theo chương trình)
    • Hạn đăng ký: 17h00 ngày 09/02/2025

    Lưu ý: Số lượng chỗ có hạn. Hãy đăng ký sớm để không bỏ lỡ những ưu đãi đặc biệt và quà tặng dành riêng cho Hội viên VNIA.

    CÁCH THỨC THAM DỰ

    • Đăng ký ngay tại đây: https://s.net.vn/bKp9
    • Liên hệ: 0961 716 898 (Số điện thoại Văn phòng Hội) để được tư vấn chi tiết.

    VNIA TOUR không chỉ là một chuyến đi, mà còn là hành trình mở ra cánh cửa tri thức, trải nghiệm và hợp tác toàn cầu. Hãy cùng chúng tôi bước ra khỏi vùng an toàn, khám phá những giá trị đích thực của ngành nội thất và kiến trúc. Đừng bỏ lỡ cơ hội để trở thành một phần của cộng đồng sáng tạo và kết nối kinh doanh toàn cầu!

    Đăng ký ngay hôm nay để chuẩn bị cho một hành trình đầy cảm hứng.

    Khám phá 5 điểm nổi bật tại Design Miami 2024

    0

    Design Miami 2024, diễn ra từ ngày 4 đến 6 tháng 12 với chủ đề “Blue Sky,” đã xác lập vị thế của mình như một trong những sự kiện thiết kế hàng đầu thế giới. Sự kiện này là nơi hội tụ hơn 45 nhà triển lãm danh tiếng quốc tế, từ những thương hiệu uy tín đến các nhà thiết kế sáng tạo, mang đến những thiết kế đột phá kết nối hài hòa giữa quá khứ và tương lai. 

    Design Miami 2024 không chỉ nổi bật với các sản phẩm thiết kế dành cho không gian sống mà còn tạo nên một không gian ấm áp và thân thiện, khác biệt hoàn toàn so với những hội chợ nghệ thuật truyền thống thường mang tính chất tĩnh lặng và trang trọng. Sự kiện này mang lại cảm giác gần gũi, vui vẻ và đầy hứng khởi, thu hút không chỉ các chuyên gia trong ngành mà còn cả công chúng yêu thích nghệ thuật và thiết kế. Và hãy cùng khám phá 5 điểm nổi bật tại Design Miami 2024.

    1. Bottega Veneta Gây Ấn Tượng với Bộ Sưu Tập Ghế Lười Hình Thú Cưng Độc Đáo

    Một trong những điểm sáng ấn tượng nhất tại Design Miami 2024 chính là màn kết hợp đầy sáng tạo giữa Bottega Veneta và hãng thiết kế Zanotta. Dưới bàn tay tài hoa của Mathieu Blazy – Giám đốc Sáng tạo của Bottega Veneta, bộ sưu tập ghế lười mang hình dáng thú cưng đã ra đời. Những thiết kế này không chỉ mô phỏng chân thực dáng vẻ tự nhiên mà còn mang đến không gian tràn đầy niềm vui và sự kỳ diệu.

    Đặc biệt, hai mẫu ghế phiên bản giới hạn dành riêng cho Design Miami đã nhanh chóng “cháy hàng”, minh chứng cho sức hút mạnh mẽ và độ hot của bộ sưu tập này trên thị trường.

    2. Fendi’s ænigma – Sự Giao Thoa Giữa Thời Trang và Nội Thất của Lewis Kemmenoe

    Fendi luôn duy trì sự hiện diện mạnh mẽ tại Design Miami, và năm nay nhà mốt danh tiếng này đã hợp tác cùng nhà thiết kế London – Lewis Kemmenoe – để cho ra mắt một bộ sưu tập độc đáo. Bộ sưu tập là sự hòa quyện giữa các kỹ thuật chế tác gỗ, biểu tượng logo đặc trưng của Fendi, kỹ thuật ghép mộng, khảm gỗ và kim loại, tạo nên những tác phẩm vừa mang nét tự nhiên, vừa toát lên sự chính xác và tính toán tỉ mỉ. Và tất nhiên, không thể thiếu một chiếc túi xách biểu tượng trong bộ sưu tập lần này.

    Bộ sưu tập không chỉ là sự kết hợp giữa nghệ thuật và công năng, mà còn là minh chứng cho sự hòa hợp hoàn hảo giữa thời trang và thiết kế nội thất – hai lĩnh vực tưởng chừng khác biệt nhưng lại có sự gắn kết chặt chẽ trong triết lý sáng tạo của Fendi.

    3. Friedman Benda Tôn Vinh Kiến Trúc Sư Javier Senosiain

    Gian trưng bày của Friedman Benda tại Design Miami 2024 mang đến một làn gió thiên nhiên đầy sống động, gợi nhớ đến vẻ đẹp nguyên sơ của đất mẹ. Tác phẩm sắp đặt lần này lấy cảm hứng từ kiến trúc sư lừng danh người Mexico – Javier Senosiain, đi kèm là bộ sưu tập nội thất phiên bản giới hạn đầu tiên do chính ông thiết kế.

    Góp phần làm nổi bật tinh thần của Senosiain, bộ đôi nghệ sĩ đến từ Thành phố Mexico – SANGREE (gồm René Godínez-Pozas và Carlos Lara) – đã mang đến hai bức tượng mèo bằng đá và gốm. Những tác phẩm này lấy cảm hứng từ các hiện vật tiền Colombo, hài hòa với bảng màu và những đường cong mềm mại, đặc trưng trong ngôn ngữ thiết kế của Senosiain.

    Triển lãm không chỉ tôn vinh sự giao thoa giữa nghệ thuật và thiên nhiên, mà còn là lời tri ân đối với di sản văn hóa Mexico thông qua lăng kính đương đại và sáng tạo.

    4. Blunk Space Thổi Hồn Vào Di Sản

    Blunk Space – phòng trưng bày ra đời nhằm tôn vinh di sản của nghệ sĩ JB Blunk – đã tái hiện tinh thần và dấu ấn độc đáo của ngôi nhà do cố nghệ sĩ để lại.

    Từ cảm hứng đó, nhà thiết kế Rio Kobayashi đã tạo nên những kệ gỗ đỏ tái chế và một băng ghế, nổi bật với các đường nét mềm mại, tự nhiên nhưng vẫn giữ được sự trật tự, cân đối và độ chính xác đầy nghệ thuật. Vẻ đẹp ấm áp cùng sắc hồng nhẹ nhàng của chất liệu gỗ không chỉ gợi lên cảm giác thân thuộc mà còn khiến các tác phẩm tỏa ra sức hút mãnh liệt, như thể mang trong mình hơi thở và năng lượng của thiên nhiên.

    Bằng sự tinh tế và sáng tạo, Kobayashi đã chinh phục giới chuyên môn, góp phần mang về cho Blunk Space giải thưởng Best Curio tại Design Miami năm nay – một sự công nhận xứng đáng cho những nỗ lực tôn vinh giá trị nghệ thuật và di sản vượt thời gian.

    5. Phòng Trưng Bày Mindy Solomon

    Phòng trưng bày Mindy Solomon lấy cảm hứng từ chuyến phiêu lưu tại Patagonia, Solomon đã giới thiệu một bộ sưu tập thiết kế phản ánh sắc màu của thiên nhiên với xanh lam, xám và xanh lá cây. Trong số đó, chiếc ghế dây thừng mang dáng vẻ động vật của hettler.tüllmann cùng với các tác phẩm treo độc đáo của Frances Trombly và Jacqueline Surdell nổi bật như những điểm nhấn sáng tạo và đầy mê hoặc.

    Design Miami 2024 đã vượt xa khỏi khuôn khổ của một sự kiện thiết kế thường niên để trở thành một lễ hội nghệ thuật đầy màu sắc và sáng tạo, nơi mà mỗi góc nhìn, mỗi tác phẩm đều thổi bùng lên ngọn lửa cảm hứng và đổi mới. Sự kiện này không chỉ là một nơi trưng bày những thiết kế tiên phong mà còn là một không gian kết nối, nơi những nhà thiết kế, nghệ sĩ, và những người đam mê từ khắp nơi trên thế giới có thể gặp gỡ, trao đổi và học hỏi lẫn nhau. Design Miami 2024 mang đến một cơ hội vàng son để không chỉ chiêm ngưỡng những bộ sưu tập xuất sắc nhất mà còn để thấm nhuần tinh thần sáng tạo, khám phá những xu hướng mới, và trải nghiệm sự đa dạng và phong phú của nền văn hóa thiết kế toàn cầu. Qua từng tác phẩm, từng cuộc triển lãm, sự kiện này mở ra một chân trời mới cho sự phát triển và tương  tác trong lĩnh vực nghệ thuật và thiết kế.

    Pantone 2025: Mocha Mousse – Nét ấm áp và tinh tế cho thiết kế nội thất

    Pantone 2025 –  Mocha Mousse không đơn thuần là một xu hướng màu sắc, mà còn là tiếng nói phản ánh khát khao sâu sắc của chúng ta về sự ấm áp, kết nối và vẻ đẹp đơn giản, chân thực trong cuộc sống hiện đại. Sắc thái trầm ấm, mộc mạc của Mocha Mousse, với sự hòa quyện tinh tế giữa nâu đất và ánh đỏ nhẹ nhàng, mang đến cảm giác vừa dễ chịu, thân quen, vừa toát lên vẻ tinh tế, thanh lịch. 

    Trong thế giới màu sắc, tông nâu luôn được biết đến với khả năng xoa dịu và ổn định tinh thần. Chúng gợi nhắc về sự ấm áp, an toàn và kết nối sâu sắc với thiên nhiên. Mocha Mousse, với nền tảng là màu cacao và cà phê, đã khéo léo nâng tầm những phẩm chất này, mang đến một diện mạo sang trọng và thư thái. Chính vì vậy, Mocha Mousse trở nên lý tưởng để tạo nên những môi trường sống ấm cúng, gần gũi và tràn đầy sự an yên.

    Mocha Mousse là một màu sắc linh hoạt, dễ dàng phối hợp với nhiều phong cách thiết kế khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý bảng màu độc đáo, giúp bạn ứng dụng Mocha Mousse vào không gian sống một cách tinh tế:

    1. Gam màu đơn sắc thanh lịch

    Để tạo nên một không gian tĩnh lặng và vững chãi, hãy sử dụng bảng màu đơn sắc xoay quanh Mocha Mousse. Kết hợp các sắc thái nhẹ nhàng như be nhạt, caramel và nâu nhạt với những món đồ nội thất. Bảng màu này gợi lên vẻ đẹp thanh bình của gỗ tự nhiên, kiến tạo một bầu không khí cân bằng, hài hòa và tràn ngập sự ấm áp tự nhiên.

    1. Gam màu tối giản hiện đại

    Nếu muốn hướng đến vẻ đẹp tinh giản và hiện đại. Hãy kết hợp Mocha Mousse với be champagne và xám than. Sự phối hợp tinh tế này tạo nên một diện mạo sạch sẽ, tối giản nhưng vẫn giữ được nét ấm áp, gần gũi nhờ Mocha Mousse. Bảng màu này hoàn hảo cho những thiết kế đề cao sự tinh tế, thanh lịch trong từng chi tiết.

    1. Gam màu thanh tao dịu dàng

    Nếu bạn yêu thích sự nhẹ nhàng, bay bổng, hãy thử kết hợp Mocha Mousse với tím oải hương dịu nhẹ và xám nhạt trung tính. Điểm nhấn vàng lạnh rực rỡ sẽ mang đến năng lượng và hơi thở hiện đại, tạo nên sự cân bằng hài hòa giữa ấm áp và mát mẻ. Bảng màu này lý tưởng cho những không gian muốn thể hiện sự sáng tạo và phá cách.

    1. Gam màu Crimson trầm ấm

    Nếu muốn tìm kiếm sự ấm áp, sang trọng trong không gian.  Bảng màu Crimson sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Kết hợp Mocha Mousse với các sắc đỏ dịu nhẹ, trầm ấm như hồng bụi và đỏ đất nung. Bảng màu này tạo nên một bầu không khí hài hòa, tinh tế và đầy chiều sâu, mang đến sự thanh lịch mà không hề phô trương. Điểm xuyết thêm các điểm nhấn trung tính nhẹ như be nhạt để tạo sự cân bằng và tươi sáng cho không gian.

    1. Gam màu táo bạo

    Để tạo nên một không gian nội thất đầy ấn tượng độc đáo và cá tính. Hãy thử kết hợp Mocha Mousse với xanh mòng két hoặc ngọc lam. Tông màu lạnh của xanh mòng két tạo nên sự tương phản nổi bật với màu nâu đất ấm áp của Mocha Mousse. Thêm vào các điểm nhấn trung tính nhẹ nhàng như kem mềm hoặc be ấm để làm dịu đi sự tương phản, đồng thời vẫn duy trì được sự hài hòa. Bảng màu này phù hợp với những không gian muốn truyền tải sự sống động, năng động nhưng vẫn giữ được sự vững chắc và ấm áp.

    Mocha Mousse – với sự linh hoạt và vẻ đẹp vượt thời gian, hứa hẹn sẽ hòa quyện một cách hoàn hảo vào nhịp sống đương đại. Tông màu phong phú và quyến rũ này không chỉ nâng tầm phong cách cá nhân mà còn thổi hồn vào không gian nội thất, biến Mocha Mousse trở thành lựa chọn đáng giá và đầy ý nghĩa cho năm 2025 – năm của sự kết nối và sẻ chia.

    10 cải tiến vật liệu mang tính ‘đột phá’ năm 2024

    Biến đổi khí hậu đang đặt ra những thách thức cấp bách, thúc đẩy các nhà khoa học, kỹ sư và nhà thiết kế trên toàn thế giới tìm kiếm những vật liệu bền vững hơn. Năm 2024 chứng kiến những giải pháp vật liệu đáng kinh ngạc, không chỉ giúp giảm lượng khí thải carbon mà còn mở ra những khả năng mới trong xây dựng, thời trang, công nghệ và thậm chí cả không gian vũ trụ.

    1. Nhựa hòa tan trong nước Aquafade –  Pentaform

    Nhựa từ lâu đã là một bài toán nan giải cho môi trường, nhưng Pentaform đã tìm ra lời giải đầy đột phá: Aquafade – loại nhựa có thể tan hoàn toàn trong nước mà không để lại vi nhựa gây hại.

    Các sản phẩm như máy tính hay điều khiển từ xa được bọc một lớp chống thấm để bảo vệ khỏi độ ẩm. Thế nhưng, chỉ cần tháo vỏ và ngâm vào nước, lớp nhựa này sẽ biến mất trong vòng 6-8 giờ, giúp quá trình tái chế linh kiện điện tử trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết.

    Đặc biệt, phần nhựa tan có thể đổ trực tiếp xuống bồn rửa hoặc bồn cầu, nơi nó sẽ phân hủy hoàn toàn trong hệ thống nước thải, mở ra một tương lai không còn rác thải nhựa.

    Nhựa hòa tan trong nước Aquafade
    1. Xi măng tái chế – Cambridge Electric Cement 

    Xi măng là “thủ phạm” chính gây ra 8% tổng lượng khí thải CO₂ toàn cầu chính vì vậy nhóm nghiên cứu tại Đại học Cambridge đã tìm ra cách tái chế xi măng cũ từ các tòa nhà bị phá dỡ.

    Điểm đột phá của Cambridge Electric Cement nằm ở quy trình sản xuất: thay vì sử dụng lò nung nhiệt độ cao chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, xi măng được nung chảy trong các lò điện tái chế thép. Điều này giúp giảm đáng kể khí thải carbon, đồng thời tận dụng tối đa vật liệu cũ.

    Xi măng tái chế từ Cambridge Electric Cement
    1. Vải polyester tái chế từ vải polyester phế thải – Ame 

    Ít ai biết rằng, hầu hết các loại vải polyester tái chế trên thị trường hiện nay thực chất được làm từ chai nhựa PET và bao bì nhựa, chứ không phải từ chính vải polyester phế thải. Điều này đồng nghĩa với việc quần áo cũ vẫn tiếp tục bị bỏ đi thay vì được tái sinh thành những sản phẩm mới.

    Ame đã hợp tác cùng nhà thiết kế Teruhiro Yanagihara phát triển vật liệu polyester đầu tiên được tái chế trực tiếp từ vải dệt may, đánh dấu bước tiến lớn trong ngành thời trang bền vững.

    Kvadrat đã sử dụng công nghệ tái chế hóa học, giúp giữ nguyên chất lượng của sợi vải mà không làm giảm giá trị qua từng lần tái chế.

    Vải polyester tái chế từ vải polyester phế thải – Ame
    1. Gạch lát từ gỗ lanh – Flaxwood 

    Đôi khi, đổi mới không nằm ở việc tạo ra thứ gì đó hoàn toàn mới, mà ở cách chúng ta nhìn nhận lại giá trị của những vật liệu đã bị lãng quên. Nhà thiết kế Christien Meindertsma, hợp tác cùng nhà sản xuất Dzek, đã làm chính điều đó với Flaxwood – một loại gạch lát được tạo ra để định nghĩa lại linoleum và mang đến một diện mạo hoàn toàn mới cho vật liệu này.

    Không giống như vinyl hay PVC có nguồn gốc từ nhựa, linoleum là một vật liệu hoàn toàn tự nhiên, được làm từ dầu hạt lanh, nhựa thông, bụi gỗ và phấn. Nó không chỉ có khả năng phân hủy sinh học mà còn có thể tái tạo vô tận, giúp giảm thiểu tác động đến môi trường.

    Gạch lát từ gỗ lanh – Flaxwood
    1. Đèn từ rác thải đô thị – Remli 

    Remli không chỉ là một chiếc đèn, mà còn là minh chứng cho cách chúng ta có thể tái sử dụng những gì tưởng chừng vô giá trị. Được chế tác từ Remains – một vật liệu tổng hợp do studio We+ phát triển, Remli được tạo nên từ hỗn hợp rác thải đô thị mà theo nhóm thiết kế, đây là loại chất thải gần như không thể tái chế theo cách thông thường.

    Để tạo ra vật liệu này, chất thải từ các công trường xây dựng quanh Tokyo được nghiền thành bột, sau đó kết dính bằng thủy tinh nóng chảy, tạo nên một bề mặt có kết cấu thô mộc, cứng cáp tương tự như bê tông. Thay vì kết thúc vòng đời trong bãi rác, những mảnh vụn từ thành phố đã được biến thành một thiết kế vừa bền vững, vừa mang giá trị thẩm mỹ cao.

    Đèn từ rác thải đô thị – Remli

    6. Áo khoác sinh nhiệt – Down-Less 

    Hợp tác cùng công ty tư vấn Droga5 Tokyo và nhà thiết kế thời trang Kosuke Tsumura, Sumitomo đã phát triển Down-Less – chiếc áo khoác không cần lông vũ nhưng vẫn có khả năng làm ấm cơ thể ngay lập tức nhờ công nghệ vật liệu tiên tiến.

    Bí quyết nằm ở Solament, một vật liệu chứa hạt CWO do Sumitomo phát triển. Hạt này có khả năng hấp thụ ánh sáng cận hồng ngoại (loại ánh sáng vô hình với mắt người) và chuyển hóa thành nhiệt, giúp cơ thể ấm lên tức thì mà không cần đến lớp lót dày cộp.

    Không chỉ dừng lại ở ngành thời trang, Solament còn có tiềm năng ứng dụng rộng rãi, chẳng hạn như ngăn nhiệt trên cửa sổ ô tô, giúp giảm tiêu thụ năng lượng cho hệ thống điều hòa. Với công nghệ này, Sumitomo đang mở ra một tương lai mới cho các vật liệu thông minh, chủ động điều chỉnh nhiệt độ theo môi trường.

    Áo khoác sinh nhiệt – Down-Less

    7. Sợi nhựa không chứa nhựa – RePit 

    Một trong những thách thức lớn nhất của vật liệu sinh học là làm thế nào để phát triển chúng từ nguồn tài nguyên dồi dào mà không gây thêm áp lực lên môi trường. Nhóm thiết kế Nawa tại Oman đã tìm ra một giải pháp đột phá với RePit – một loại sợi nhựa không chứa nhựa, được sử dụng cho công nghệ in 3D và có nguồn gốc từ hạt chà là phế thải.

    Quá trình sản xuất bắt đầu bằng việc nghiền nhỏ hạt chà là, sau đó trộn với đất sét tự nhiên từ Oman và sợi cọ, tạo thành một loại vữa vôi chống thấm nước truyền thống gọi là sarooj.

    Vật liệu này đã được Nawa ứng dụng để sản xuất gạch trang trí, mở ra hướng đi mới trong việc tái sử dụng gần một triệu tấn hạt chà là bị loại bỏ mỗi năm từ ngành công nghiệp thực phẩm toàn cầu. Với RePit, chất thải hữu cơ không còn là gánh nặng môi trường mà trở thành nguồn tài nguyên quý giá cho thiết kế và xây dựng bền vững.

    Sợi nhựa không chứa nhựa – RePit
    1. Gạch xây dựng trên Mặt Trăng – ESA x Lego 

    Việc vận chuyển vật liệu xây dựng từ Trái Đất lên Mặt Trăng không chỉ đắt đỏ mà còn phi thực tế đối với các sứ mệnh dài hạn. Vì vậy, các cơ quan vũ trụ đang nghiên cứu cách tận dụng tài nguyên có sẵn trên Mặt Trăng để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ con người.

    Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã phát triển một giải pháp đầy sáng tạo: sử dụng bụi thiên thạch mô phỏng để in 3D các viên gạch có thiết kế tương tự như Lego, giúp chúng có thể lắp ghép linh hoạt như những khối đồ chơi nổi tiếng.

    Các nhóm của chúng tôi đang hướng đến tương lai của du hành vũ trụ, lấy cảm hứng không chỉ từ những gì ngoài vũ trụ, mà còn từ chính những công nghệ đã có trên Trái Đất.” Chuyên gia khoa học của ESA Aidan Cowley chia sẻ.

    Với công nghệ này, ESA không chỉ giúp giảm chi phí vận chuyển vật liệu, mà còn mở ra khả năng xây dựng các căn cứ bền vững trên Mặt Trăng, đưa nhân loại tiến gần hơn đến kỷ nguyên định cư ngoài không gian.

    Gạch xây dựng trên Mặt Trăng – ESA x Lego

    9. Lông thú từ thực vật – BioFluff 

    Phiên bản đặc biệt của túi Bou từ thương hiệu thời trang Ganni không chỉ nổi bật bởi thiết kế mà còn bởi chất liệu mang tính cách mạng – loại lông thú thực vật đầu tiên trên thế giới, được phát triển bởi công ty khởi nghiệp Biofluff.

    Không giống như lông thú giả truyền thống thường chứa nhựa và hóa dầu, chất liệu lông xù này hoàn toàn không có thành phần tổng hợp. Thay vào đó, sợi lông được chiết xuất từ thực vật và chất thải nông nghiệp, sử dụng công nghệ enzyme sinh học có nguồn gốc tự nhiên để tạo ra kết cấu mềm mại, sang trọng như lông thú thật.

    Bên cạnh lông thú thực vật, Biofluff còn mở rộng ứng dụng chất liệu này trong ngành công nghiệp thời trang và sản xuất vải nhung có nguồn gốc thực vật, hướng đến các sản phẩm như đồ chơi trẻ em – một giải pháp bền vững thay thế vải nhung làm từ sợi tổng hợp.

    Với sáng tạo này, Biofluff đang định hình lại tương lai của thời trang không tàn ác với động vật, chứng minh rằng sự xa xỉ và bền vững hoàn toàn có thể song hành.

    Lông thú từ thực vật – BioFluff

    10. Sàn cassette in 3D – SM2ART Nfloor 

    Trong lĩnh vực xây dựng – một trong những ngành tiêu thụ tài nguyên nhiều nhất thế giới, SM2ART Nfloor xuất hiện như một giải pháp đột phá. 

    Được phát triển bởi Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge và Đại học Maine, tấm sàn cassette này được làm từ hỗn hợp chất thải gỗ và nhựa sinh học, mở ra một hướng đi bền vững thay thế cho sàn thép và bê tông trong các công trình cao tầng.

    Nhờ thiết kế in 3D thông minh, vật liệu này không chỉ đạt độ bền cao, đủ để chịu lực trong các tòa nhà lớn, mà còn nhẹ hơn, dễ sản xuất hơn và có khả năng tái chế tốt hơn so với các vật liệu truyền thống.

    Với SM2ART Nfloor, ngành xây dựng có thể từng bước giảm sự phụ thuộc vào bê tông và thép, đồng thời tận dụng nguồn chất thải gỗ hiệu quả hơn – một bước tiến lớn hướng đến kiến trúc bền vững và thân thiện với môi trường. 

    Sàn cassette in 3D – SM2ART Nfloor

     

    Top 10 hoạt động nổi bật ngành nội thất năm 2024

    Năm 2024 – một năm bùng nổ của ngành nội thất với những bước tiến vượt bậc trong thiết kế, cùng làn sóng phát triển bền vững mạnh mẽ đã tạo nên một bức tranh đầy màu sắc và biến động. Để không bỏ lỡ bất kỳ nhịp đập nào của thị trường nội thất đang chuyển mình, hãy cùng Hội Nội thất Việt Nam điểm lại 10 hoạt động nổi bật nhất năm 2024

    1. SEE+ Design Fair 2024

    Được khởi xướng bởi C.space Design Complex, SEE+ Design Fair 2024 với chủ đề “Bước tiến” diễn ra từ ngày 11 – 14.12.2024 SEE+ Design Fair 2024 là một sự kiện để lại nhiều dấu ấn và giá trị cho cộng đồng thiết kế, kiến trúc sư, nhà thầu và chủ đầu tư. 

    Những hình ảnh đáng nhớ tại SEE+ Design Fair 2024

    Với sự bảo trợ chuyên môn đến từ Hội Nội thất Việt Nam và Hiệp hội SACA, hội chợ thiết kế SEE+ Design Fair đã đem đến chuỗi hoạt động bổ ích và giàu giá trị, bao gồm các phiên chia sẻ chuyên sâu đến từ các chuyên gia đầu ngành song song với không gian trưng bày thực tế những giải pháp, thông tin có tính ứng dụng cao với những bước tiến về Vật liệu – Thiết kế – Công nghệ – Giải pháp.

    1. Tọa đàm “Nội thất xanh và bền vững” – Hướng đi mới cho ngành nội thất Việt Nam

    Chiều 06/12/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, sự kiện tọa đàm VNIA LINK KỲ SỐ 8 với chủ đề “Nội thất Xanh và Bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp. Chương trình do Hội Nội thất Việt Nam (VNIA) phối hợp cùng Công ty TNHH ISN Jutec tổ chức, nhằm thúc đẩy xu hướng phát triển bền vững trong ngành nội thất, đồng thời tạo không gian trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.

    Sự kiện tọa đàm VNIA LINK KỲ SỐ 8 với chủ đề “Nội thất Xanh và Bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp

    Buổi tọa đàm có sự tham dự của đại diện Hội nội thất Việt Nam, đại diện Cty TNHH ISN-JUTEC, Ban Lãnh đạo Bảo tàng Hà Nội và các kiến trúc sư, nhà thiết kế, chuyên gia, doanh nghiệp, những người yêu thích lĩnh vực nội thất.

    Điểm nhấn của sự kiện là lễ ra mắt hai ban chuyên môn mới của Hội Nội thất Việt Nam: Ban Thi công, Cơ điện & liên quan và Ban Thương mại, đánh dấu cho một bước tiến mới trong việc hoàn thiện bộ máy của Hội.

    => Xem chi tiết sự kiện: Tại đây

    1. Tọa đàm “Nội thất Việt – Sáng tạo từ thiết kế đến sản xuất” 

    Ngày 15/11/2024, tại Hội trường Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (25 Tông Đản, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Hội Nội thất Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Tọa đàm “Nội thất Việt – Sáng tạo từ thiết kế đến sản xuất”. Sự kiện này nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành nội thất Việt Nam. 

    Không khí buổi Tọa đàm “Nội thất Việt – Sáng tạo từ thiết kế đến sản xuất”
    Các diễn giả tham gia tại buổi Tọa đàm “Nội thất Việt – Sáng tạo từ thiết kế đến sản xuất”

    Sự kiện này là một trong những hoạt động quan trọng của Hội Nội thất Việt Nam, nhằm đánh giá tổng quan về tình hình ngành sản xuất nội thất Việt Nam. Tọa đàm cũng là cơ hội để các doanh nghiệp thành viên chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, cùng thảo luận về các vấn đề còn tồn tại và tìm ra các giải pháp thúc đẩy sự phát triển cho các hội viên của Hội Nội thất Việt Nam, cũng như cho ngành nội thất Việt Nam nói chung.

    => Xem chi tiết sự kiện: Tại đây

    1. Triển lãm Nội thất và Xây dựng – VIBE 2024

    Triển lãm Nội thất và Xây dựng – VIBE 2025 đã diễn ra từ ngày 02 đến 05/10/2024 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị SECC – 799 Nguyễn Văn Linh, P. Tân Phú, Quận 7. Sự kiện quy tụ hơn 650 gian hàng từ 250 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc và xây dựng, dự kiến thu hút hơn 12,000 khách tham quan trong nước và quốc tế.

    Không gian triểm lãm lại VIBE 2024

    VIBE 2024 không chỉ là nơi giao lưu cho kiến trúc sư, nhà thầu và doanh nghiệp mà còn tạo cơ hội khám phá những xu hướng mới nhất trong ngành Xây dựng, đặc biệt liên quan đến chủ đề nóng về “Net Zero”. Trong khuôn khổ sự kiện, sẽ có hai hội thảo quan trọng: “Phát triển bền vững – Tiến tới Net Zero ngành Xây dựng” phối hợp với ConsMedia và “Bối cảnh mới – Bản sắc mới” do Gallery Architecture, Ago Hub và KienViet Media đồng tổ chức. Ngoài ra, sự kiện kết nối SACA Connect với chủ đề “Giải pháp đột phá vật liệu xây dựng bền vững thời khủng hoảng” cũng sẽ được tổ chức.

    1. Tọa đàm nội thất : “Bản sắc Đông Nam Á trong bối cảnh thiết kế mới”

    Ngày 02/10/2024, tại thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nội thất Việt Nam phối hợp với Hội Mỹ nghệ & Chế biến gỗ TP.HCM và Hiệp hội Xây dựng & Vật liệu xây dựng TP.HCM đã tổ chức “Diễn đàn nội thất Việt Nam – ASEAN 2024” với chủ đề “Bản sắc Đông Nam Á trong bối cảnh thiết kế mới”. 

    Những hình ảnh đáng nhớ tại Diễn đàn nội thất Việt Nam – ASEAN 2024

    Đây là một sự kiện quốc tế nổi bật trong khuôn khổ triển lãm VIBE 2024, quy tụ nhiều chuyên gia và nhà thiết kế hàng đầu từ các nước ASEAN như Malaysia, Singapore, Việt Nam, Thái Lan, Philippines và Indonesia.

    Trong bối cảnh toàn cầu hóa, công nghiệp hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công bản sắc nghệ, bản sắc văn hóa đóng vai trò quan trọng trong thiết kế nội thất đương đại tại ASEAN. Việc áp dụng công nghệ cần phải tôn vinh và phát huy các giá trị truyền thống, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nội thất của khu vực.

    => Xem chi tiết sự kiện: Tại đây

    1. MEP IN INTERIOR 2024

    MEP IN INTERIOR 2024 là sự kiện được phối hợp tổ chức bởi Hội Nội thất Việt Nam và C.space Design Complex bao gồm các phiên chia sẻ đến từ các chuyên gia song song với trưng bày thực tế những giải pháp, thông tin chuyên sâu về lĩnh vực MEP hiện nay – là viết tắt của Mechanical (Cơ khí), Electrical (Điện) và Plumbing (Hệ thống nước). 

    Nhìn lại những khoảnh khắc tại MEP IN INTERIOR 2024

    Hướng đến giải quyết những thách thức trong việc tích hợp hệ thống MEP vào thiết kế nội thất, mang đến không gian sống tiện nghi và an toàn, “MEP IN INTERIOR 2024” không chỉ mang đến một không gian trưng bày mà còn là nơi chia sẻ những sản phẩm, thông tin, xu hướng của ngành MEP từ những chuyên gia, thương hiệu lớn trong lĩnh vực Cơ – Điện – Nước hiện nay.

    1. Tọa đàm “ Thiết kế Nội thất tại Việt Nam: Phạm vi và Giá trị”

    Ngày 16/8, tại showroom Blum Việt Nam (Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội), Hội Nội thất Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Thiết kế nội thất tại Việt Nam: Phạm vi và Giá trị”. Tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả là các kiến trúc sư (KTS), nhà thiết kế (NTK) trong nước và quốc tế… uy tín, giàu chuyên môn, kinh nghiệm chia sẻ và đề xuất các giải pháp cho những thách thức hiện tại, đồng thời nâng cao giá trị và phạm vi của ngành thiết kế nội thất tại Việt Nam.

    Các diễn giả thảo luận, giải đáp câu hỏi đến từ khách mời tại buổi tọa đàm

    Tọa đàm là cơ hội để tìm hiểu, phát hiện và thảo luận về các vấn đề tồn tại lâu nay của nhóm tư vấn thiết kế như: Phạm vi công việc giữa kiến trúc và nội thất; Mô hình doanh nghiệp và mối quan hệ giữa thiết kế – thi công, thiết kế – nhà cung cấp; Nguyên tắc và phương pháp tính phí thiết kế nội thất; Các vấn đề liên quan tới hành nghề, chứng chỉ hành nghề của công tác thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thất; Xây dựng cơ sở khoa học đề xuất với các cơ quan chức năng về thiết kế phí nội thất trong các dự án đầu tư xây dựng.

    1. Chuỗi sự kiện ID.FORUM 2024

    Ngày 18/5, tại Hà Nội đã diễn ra chuỗi sự kiện ID.Forum với các hoạt động trao đổi chuyên môn, trưng bày tác phẩm và Lễ trao giải Giải thưởng Sinh viên Nội thất Việt Nam – kết hợp tổ chức bởi Hội Nội thất Việt Nam và Cộng đồng Thiết kế Nội thất trẻ Việt Nam, quy tụ các chuyên gia đầu ngành từ các lĩnh vực đa dạng như thiết kế, sản xuất, thương mại. 

    Chuỗi sự kiện ID.Forum quy tụ các chuyên gia đầu ngành từ các lĩnh vực đa dạng như thiết kế, sản xuất, thương mại.

    Đặc biệt, sự kiện tổ chức trưng bày Giải thưởng Sinh viên Nội thất, đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của Hiệp hội Thiết kế Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương (APSDA), Hội Thiết kế Nội thất Thái Lan (TIDA), Hội Thiết kế Nội thất Singapore (SIDS) và Hội Thiết kế Nội thất Malaysia (MIID) vẽ lên những mảng màu tươi mới cho sự kiện. 

    => Xem chi tiết sự kiện: Tại đây

    1. Đại diện lãnh đạo Hội Nội thất Việt Nam tham dự các hoạt động tại Tuần lễ thiết kế Milan 2024

    Tại Tuần lễ thiết kế Milan 2024 với chủ đề Materia Natura (Vật liệu thiên nhiên) KTS. Vũ Hồng Cương, Phó Chủ tịch Hội và ông Lưu Việt Thắng, Chánh VPTW Hội đã cùng tham quan các không gian trưng bày sản phẩm nổi bật của các nước tham dự. 

    Đại diện lãnh đạo Hội Nội thất Việt Nam tham dự các hoạt động tại Tuần lễ thiết kế Milan 2024

    Và trong lần đầu xuất hiện tại Tuần lễ thiết kế Milan, không gian trưng bày VIETNAM PAVILION đã cho thấy những dấu ấn đậm nét, riêng biệt. Vietnam Pavilion tại Milan Design Week 2024 là dự án được sự hỗ trợ của UBND TP.HCM, do ITPC và HAWA phối hợp tổ chức. Gian hàng có tổng diện tích 360m2, tuyển chọn trưng bày các sản phẩm nội thất và thủ công mỹ nghệ từ 35 doanh nghiệp Việt Nam. Tham dự chương trình lần này cũng là dịp để đại diện Hội Nội thất Việt Nam giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và kiến trúc.

    Các sản phẩm được trưng bày tại không gian VIETNAM PAVILION

    => Xem chi tiết sự kiện: Tại đây

    1. Hội Nội thất Việt Nam tham gia thảo luận tại Hội nghị Thiết kế châu Á Thái Bình Dương

    Ngày 20/3/2024, lần đầu tiên tại CIFF diễn ra “Hội nghị thảo luận bàn tròn” (“The First Roundtable Discussion”) tại Hội nghị Thiết kế Châu Á Thái Bình Dương (Asia Pacific Design 2024) với chủ đề “Thiết kế tương lai: Trí tuệ nhân tạo và cảm xúc thông qua thiết kế”.

    Hội nghị Thiết kế Châu Á Thái Bình Dương  được tổ chức  với chủ đề “Thiết kế tương lai: Trí tuệ nhân tạo và cảm xúc thông qua thiết kế”
    KTS. Lê Trương – Chủ tịch Hội Nội Thất Việt Nam đã có bài phát biểu về “Hiện trạng ngành Nội thất Việt Nam 3 năm gần đây”

    Chủ đề tổng thể của CIFF 2024 là ‘Xu hướng thiết kế, Thương mại toàn cầu và Chuỗi cung ứng toàn diện’, đây là sự kiện hội chợ thương mại không ngừng phát triển, đóng vai trò quan trọng trong ngành nội thất toàn cầu, góp phần thúc đẩy thiết kế và đổi mới cũng như thúc đẩy thương mại quốc tế và khu vực.

    => Xem chi tiết sự kiện: Tại đây

     

    Phát biểu của ông Lê Tuấn Linh tại Tọa đàm: “Nội Thất Việt – Sáng Tạo Từ Thiết Kế Đến Sản Xuất”

    0

    Cùng lắng nghe những chia sẻ của ông Lê Tuấn Linh – CEO Công ty Cổ phần LUXXY Việt Nam đồng thời là Trưởng ban Sản Xuất Hội Nội Thất Việt Nam tại Tọa đàm: “Nội Thất Việt – Sáng Tạo Từ Thiết Kế Đến Sản Xuất”. Tại đây ông đã có những chia sẻ về vai trò của tháp kinh tế trong việc sản xuất của ngành nội thất, cũng như phân tích rõ vị trí và tiềm năng của Việt Nam trong việc xuất khẩu nội thất. Những chia sẻ của ông Lê Tuấn Linh tại tọa đàm đã cung cấp cái nhìn tổng quan và sâu sắc về ngành nội thất Việt Nam. Bài phân tích của ông đã chỉ ra những tiềm năng to lớn cũng như những thách thức cần vượt qua để ngành nội thất Việt Nam có thể vươn xa hơn trên trường quốc tế.

    “Thành phố ảnh” Higashikawa, tỉnh Hokkaido tổ chức Cuộc thi thiết kế nội thất KAGU “Kengo Kuma & Higashikawa” lần thứ 4

    0

    Thủ đô Văn hóa nhiếp ảnh, “Thành phố ảnh” Higashikawa thuộc tỉnh Hokkaido, Nhật Bản Là vùng đất của những khung cảnh miền quê thơ mộng bên dãy núi Daisetsuzan và mạch nước ngầm tinh khiết do thiên nhiên trao tặng. Trong bối cảnh giá trị và tiềm năng của mỗi địa phương đang cần được đánh giá và nhìn nhận lại như hiện nay, thành phố đã bắt đầu từng bước hợp tác với kiến trúc sư Kengo Kuma, một người luôn mong muốn sử dụng kiến trúc để làm đẹp miền quê, khởi xướng một chương trình mới nhằm giới thiệu những lối sống đa dạng cùng kiến trúc và nội thất. 

    Nhiều năm nay, thành phố Higashikawa vẫn luôn thực hiện một chuỗi chương trình đặc biệt mà chỉ một địa phương nhỏ với ngành sản xuất nội thất như nơi đây mới có thể thực hiện. Chuỗi chương trình bắt đầu bằng dự án mang tên “Kimi no Isu – chiếc ghế của em” với mục đích mang tình cảm quê hương và sự chở che đến cho trẻ em sinh ra tại đây bằng những chiếc ghế. Khi vào tiểu học, các em sẽ được học tập trong những ngôi trường với nội thất chủ yếu làm từ gỗ. Hết cấp 2, các em có thể cầm về chiếc ghế gỗ đã cùng đồng hành suốt 3 năm trung học cơ sở như một món quà tốt nghiệp. Giờ đây, chuỗi chương trình được xây dựng và phát triển liên tục qua mỗi năm này đã bước sang giai đoạn mới – giai đoạn đào tạo thế hệ trẻ gánh vác xã hội tương lai. 

    Kiến trúc sư Kengo Kuma là một người chủ trương dùng kiến trúc để tôn vinh nét đẹp miền quê. Ông luôn tìm cách xây dựng địa phương với kiến trúc bằng cách phát huy tối đa tài nguyên vốn có của mỗi vùng miền và dành nhiều quan tâm đến vấn đề đào tạo thế hệ tương lai. Vì vậy, với thế mạnh là một địa phương có mức dân số tăng đều từng năm cùng tài nguyên thiên nhiên tươi đẹp, trù phú và nghề sản xuất nội thất phát triển, thành phố Higashikawa quyết định hợp tác với ông để cùng xây dựng những lối sống mới cho cộng đồng.

    1. Mục đích tổ chức 

    Thành phố Higashikawa là một trong những địa phương sản xuất nội thất chủ chốt cho thương hiệu nội thất Asahikawa của tỉnh Hokkaido. Vì vậy, chúng tôi muốn tìm kiếm các mẫu thiết kế KAGU có thể thúc đẩy lối sống chỉn chu mới cho thế hệ trẻ gánh vác tương lai. 

    KAGU trong tiếng Nhật có nghĩa là “nội thất”, là những món nội thất trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người, có sự gắn kết đặc biệt với thế giới xung quanh. Trong cuộc sống, chúng ta sử dụng không ít các loại đồ vật. Tuy nhiên, nhiều người lại không nắm được toàn bộ quá trình sản xuất và cách chúng được sử dụng ra sao. 

    Chúng tôi nhận ra rằng: Một lối sống không biết nâng niu, trân trọng đồ vật, muốn chóng đạt được kết quả nhưng không chịu bỏ công sức, cũng không dành thời gian suy ngẫm có thể mang đến nhiều hậu quả không hay. 

    Chúng tôi hi vọng cuộc thi thiết kế KAGU này sẽ giúp những ý tưởng tiềm năng chưa được khai thác có cơ hội thành hình và phát triển dài lâu. Nhờ đó, những lối sống mới đáng trân trọng sẽ dần xuất hiện trong tương lai. 

    1. Nội dung cuộc thi 

    Chủ đề: “Nội thất gần gũi với động vật ” 

    – Tác phẩm dự thi phải tuân thủ các quy định đăng ký dự thi, luật pháp, và là tác phẩm chính do thí sinh tự thiết kế. 

    – Tác phẩm dự thi phải là thiết kế nguyên gốc của thí sinh, chưa từng được công bố (tác phẩm thiết kế cuối khóa hay đồ án tốt nghiệp được chấp nhận). 

    Thông điệp từ Trưởng ban giám khảo cuộc thi Thiết kế KAGU “Kengo Kuma & Higashikawa” Kengo Kuma: “Có rất nhiều loài động vật khác nhau sinh sống trong môi trường thiên nhiên phong phú ở Higashikawa. Tại sở thú Asahiyama, thông qua các triển lãm về động vật nổi tiếng thế giới, chúng ta có nhiều cơ hội để tìm hiểu về cách thức cùng tồn tại với động vật. Tôi tin rằng có một số đồ vật không chỉ dành riêng cho con người mà cũng cần thiết cho cả động vật. Chúc các thí sinh có thể tự do tưởng tượng và sáng tạo một món đồ nội thất mới lạ và độc đáo. “

    • Đối tượng dự thi 

    – Sinh viên, học viên đang theo học các cơ sở giáo dục tại bất kỳ quốc gia nào, dưới 30 tuổi tính đến ngày ứng tuyển dự thi

    – Trường hợp đăng ký dự thi theo nhóm, tất cả các thành viên phải đảm bảo yêu cầu trên. 

    • Số lượng bài dự thi 

    Mỗi cá nhân hoặc mỗi nhóm chỉ được đăng ký dự thi với 01 tác phẩm. ※ Mỗi người chỉ được đăng ký dự thi 01 lần, bất kể hình thức tham gia. BTC không chấp nhận trường hợp thí sinh cá nhân nộp nhiều tác phẩm, thí sinh tham gia theo cả hai hình thức cá nhân và nhóm, và thí sinh tham gia nhiều nhóm khác nhau. 

    • Phí dự thi: Miễn phí 
    • Hình thức tác phẩm dự thi 

    – Tác phẩm phải được trình bày trên khổ giấy A3 (1 mặt, xoay ngang) với đầy đủ các nội dung như tiêu đề tác phẩm, ý tưởng thiết kế, diễn giải về tác phẩm, hình ảnh thiết kế dưới hình thức phác thảo, sơ đồ, CG, ảnh mẫu vật, v.v…(Định dạng tệp PDF). 

    – Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh hoặc tiếng Nhật. 

    • Liên hệ

    – Mọi thắc mắc liên quan đến cuộc thi, vui lòng liên hệ với BTC theo địa chỉ email:official@kagu-higashikawa.jp

    – Khi liên hệ, cần ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc. BTC sẽ phản hồi sớm nhất có thể. 

    • Yêu cầu về ứng tuyển dự thi và cách thức nộp 

    – Hạn nộp: Từ ngày 1/11/2024 (thứ 6) đến 12 giờ trưa ngày 30/12/2024 (thứ 2) (giờ Nhật Bản) 

    – Vui lòng gửi các mục sau đây trong thời hạn đăng ký ứng tuyển bằng cách sử dụng mẫu đơn đăng ký trên trang web của Ban tổ chức. Những bài dự thi không gửi đúng biểu mẫu quy định, chứa thông tin không phù hợp, sai lệch hoặc không đáp ứng các yêu cầu có thể bị từ chối. 

    • Về tác phẩm dự thi (tệp PDF) 

    – Tác phẩm phải được trình bày trên khổ giấy A3 (1 mặt, xoay ngang) với đầy đủ các nội dung như tiêu đề tác phẩm, ý tưởng thiết kế, diễn giải về tác phẩm, hình ảnh thiết kế dưới hình thức phác thảo, sơ đồ, CG, ảnh mẫu vật, v.v…(Kích cỡ phông chữ tối thiểu là 10) 

    – Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh hoặc tiếng Nhật.

    – Không được ghi bất kỳ thông tin, ký hiệu, chữ viết, v.v…nào giúp xác định danh tính của thí sinh trên tác phẩm được nộp. 

    – Định dạng tệp phải là định dạng PDF với khổ giấy A3. 

    – Dung lượng tệp dưới 3MB. 

    • Giấy tờ chứng minh thí sinh đang theo học tại các cơ sở giáo dục 

    – Trường hợp tham gia theo nhóm, cần gửi giấy tờ của toàn bộ thành viên. 

    – Giấy tờ chứng minh thí sinh đang theo học tại các cơ sở giáo dục như giấy chứng nhận học sinh/sinh viên, thẻ học sinh/sinh viên phải được nộp dưới dạng tệp PDF, jpeg hay GIF. 

    – Dung lượng mỗi tệp dưới 1MB. . 

    • Lưu ý khi nộp tác phẩm dự thi 

    – Khi nộp hồ sơ sẽ cần địa chỉ email đã dùng để đăng ký dự thi và mật khẩu đã được BTC thông báo khi đăng ký dự thi. 

    – Đối với địa chỉ email tại thời điểm đăng ký, vui lòng sử dụng tên miền mà BTS có thể gửi được email. 

    【Tên miền đề xuất: @gmail.com】 

    【Các miền mà BTC không thể gửi e-mail: @mail.ru, @bk.ru, @list.ru, @inbox.ru】

     

    *Vui lòng chỉnh chế độ có thể tiếp nhận email từ Ban tổ chức trước khi nộp đơn. Nhiều trường hợp Ban tổ chức không thể gửi email xác nhận đăng ký dự thi cho thí sinh. 

     

    – Khi thủ tục đăng ký hoàn tất, một email thông báo đã tiếp nhận đăng ký thành công sẽ được gửi đến. Nếu không nhận được email này, vui lòng kiểm tra hộp thư rác hoặc kiểm tra lại thông tin đăng ký. 

    – Sau khi kết thúc thời hạn nộp tác phẩm, thí sinh không thể thay đổi, chỉnh sửa tác phẩm đã nộp, cũng như hủy đăng ký dự thi. 

    – Mọi chi phí liên quan đến chế tác tác phẩm dự thi sẽ do thí sinh chi trả. 

    – Trường hợp tranh ảnh minh họa trong tác phẩm dự thi có nguy cơ gây tổn hại đến quyền lợi của bên thứ 3, thí sinh có trách nhiệm xin phép được sử dụng những tranh ảnh đó. 

    – Trường hợp tác phẩm dự thi bị đánh giá là gây tổn hại đến quyền lợi như quyền tác giả của bên thứ 3, BTC sẽ hủy bỏ tư cách dự thi và trao giải (nếu có) của tác phẩm. Nếu tác phẩm bị bên thứ 3 khởi kiện hay kháng nghị chính thức yêu cầu bồi thường thiệt hại, tổn hại quyền lợi, thí sinh phải chịu trách nhiệm giải quyết, BTC và nhà tài trợ không chịu bất cứ trách nhiệm nào liên quan. 

    – Trường hợp tác phẩm dự thi bị đánh giá là có thiết kế đồng nhất hoặc tương tự với một thiết kế khác từng được công bố, hoặc bị đánh giá là gây tổn hại đến quyền lợi của người khác, BTC sẽ hủy bỏ tư cách dự thi và trao giải (nếu có). Ngoài ra, BTC không chịu trách nhiệm khi xảy ra các vấn đề liên quan đến tổn hại quyền lợi của bên thứ 3.

     

    • Phương thức chấm thi 

    – Ban giám khảo sẽ chọn ra 10 tác phẩm xuất sắc nhất trong số các tác phẩm nhận được vào giữa tháng 02/2025. 

    – BTC sẽ liên lạc trực tiếp với tác giả của tác phẩm được chọn, đồng thời công bố kết quả trên trang chủ cuộc thi. 

    – BTC sẽ tiến hành chấm thi chung cuộc với 10 tác phẩm đoạt giải và quyết định dừng giải cho mỗi tác phẩm. 

    – Những thí sinh có tác phẩm được chọn sẽ được BTC yêu cầu trình nộp các mục dưới đây theo thời hạn quy định bởi BTC trước buổi chấm thi chung cuộc. 

    – Thông tin chi tiết sẽ được thông báo riêng cho từng thí sinh được chọn. 

    + Nội dung thuyết trình về tác phẩm (tối đa 5 phút) 

    + Mô hình của tác phẩm có tỉ lệ trong khoảng 1/5 đến 1/1 (nguyên vật liệu tùy chọn, mô hình sẽ không được trả lại) 

    – Tại vòng chung kết (quyết định trao giải), mỗi giải thưởng sẽ được quyết định bởi Ban Giám khảo dựa trên các tác phẩm dự thi và phần thuyết trình. 

    – Như một nguyên tắc chung, nếu tác phẩm được chọn để trao giải, thí sinh phải đến tham dự lễ trao giải được tổ chức ở thành phố Higashikawa, Hokkaido (dự kiến vào ngày 29 tháng 3 năm 2025). 

    – Trường hợp phát hiện hồ sơ dự thi có nội dung sai sự thật, dấu hiệu vi phạm yêu cầu về quy định nộp tác phẩm, và các trường hợp khác mà tác phẩm bị đánh giá không hợp lệ, BTC sẽ loại tác phẩm ra khỏi quá trình tuyển chọn và hủy bỏ giải thưởng đã trao. 

    – BTC không trả lời mọi thắc mắc liên quan đến phương thức chấm thi, tiêu chuẩn đánh giá, kết quả cuộc thi, và các nội dung liên quan khác. 

    • Thời gian tổ chức vòng chung kết và lễ trao giải 

    – Thời gian: Ngày 29/03/2025 (Thứ 7) 

    – Địa điểm: Thành phố Higashikawa, tỉnh Hokkaido 

    • Cơ cấu giải thưởng 

    – Giải nhất Ưu tú (Giải Kengo Kuma): 01 giải trị giá 500,000 Yên – Giải nhì Xuất sắc: 03 giải trị giá 100,000 Yên 

    – Giải ba Danh dự: 06 giải 

    – Tác giả của 10 tác phẩm xuất sắc nhất sẽ tham dự cả vòng chung kết và lễ trao giải.

    – Nếu thí sinh ở nước ngoài Nhật Bản, cần có hộ chiếu còn hiệu lực để được mời đến thành phố Higashikawa. Vui lòng chuẩn bị trước hộ chiếu vì khoảng thời gian từ khi có quyết định đoạt giải đến giai đoạn làm thủ tục rất ngắn. 

    – Chi phí lưu trú (tại thành phố Higashikawa) và chi phí đi lại khứ hồi (từ sân bay gần nhất với nơi cư trú đến thành phố Higashikawa) sẽ do BTC chi trả. Tuy nhiên, trường hợp thí sinh tham gia theo nhóm, BTC có thể chỉ mời người đại diện nhóm. 

    – Trường hợp tác phẩm đoạt giải được tiến hành sản xuất thương mại, BTC sẽ liên lạc và trao đổi riêng với người đoạt giải về vấn đề này. 

    • Ban giám khảo 

    – Trưởng Ban giám khảo: 

    + Ông Kuma Kengo (Kiến trúc sư, giáo sư danh dự, giảng viên đặc biệt Đại học Tokyo) – Thành viên Ban giám khảo: 

    + Ông Tachikawa Eisuke (Nhà chiến lược thiết kế, nhà tư tưởng tiến bộ, đại diện công ty DESIGNER) 

    + Ông Tokoro Asao (Nhà nghiên cứu mỹ thuật) 

    + Ông Nakamura Hiroshi (Kiến trúc sư, Văn phòng kiến trúc NAP) 

    + Ông Harada Masahiro (Kiến trúc sư, giáo sư Đại học Công nghiệp Shibaura) 

    + Ông Hibino Katsuhiko (Họa sĩ, giáo sư Đại học Nghệ thuật Tokyo) 

    + Ông Fujiwara Teppei (Kiến trúc sư, phó giáo sư Đại học Quốc lập Yokohama) 

    + Bà Toshiko Mori (Giáo sư GSD, Đại học Harvard) 

    + Ông Oda Noritsugu (Nhà nghiên cứu ghế nội thất, cố vấn thiết kế thành phố Higashikawa) 

    • Về bản quyền đối với tác phẩm 

    – Tác phẩm dự thi đã nộp (bao gồm mô hình mẫu) sẽ thuộc sở hữu của BTC và không hoàn trả lại dưới mọi hình thức. 

    – Thí sinh giữ toàn bộ quyền tác giả và bản quyền thiết kế. 

    – Trường hợp tác phẩm được sản xuất thương mại, BTC sẽ liên lạc trao đổi với thí sinh. – BTC có quyền đăng tải, sử dụng hình ảnh tác phẩm cho các triển lãm, ấn phẩm in ấn, quảng bá trên website hay tạp chí, v.v… 

    – BTC hoặc bên do BTC chỉ định được phép tự do triển lãm, giới thiệu tác phẩm dự thi đã nộp, biên tập, điều chỉnh, tạo bản sao, phân phối tác phẩm mà không cần thông báo với thí sinh. Đồng thời, thí sinh cũng không thực hiện ngăn cản những quyền lợi này. 

    – Trường hợp tác phẩm dự thi được sử dụng với mục đích tuyên truyền, v.v…, BTC và nhà tài trợ được phép sử dụng và không phát sinh phí sử dụng tác phẩm. 

    – Trường hợp tác phẩm được tiến hành sản xuất thương mại, BTC có quyền chọn mua trước sản phẩm. 

    • Về vấn đề trách nhiệm 

    – BTC không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn hại nào đối với mô hình tác phẩm thí sinh đã nộp, trừ trường hợp phát sinh do hành vi cẩu thả hoặc cố ý từ phía BTC. 

    – Cuộc thi có thể thay đổi lịch trình và nội dung tổ chức mà không cần báo trước. 

     

    • Thông tin Ban tổ chức cuộc thi thiết kế KAGU “Kengo Kuma & Higashikawa” 

    – Thành phần: Thành phố Higashikawa, Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Higashikawa, Hiệp hội du lịch thành phố Higashikawa, Liên hiệp nông nghiệp thành phố Higashikawa, Liên hiệp xây dựng thành phố Higashikawa, Liên hiệp lâm nghiệp thành phố Higashikawa, Công ty phát triển xây dựng Higashikawa, Liên hiệp công nghiệp nội thất Asahikawa, Hội đồng nhân dân thành phố Higashikawa, Ủy ban giáo dục thành phố Higashikawa. 

    – Địa chỉ: Phòng Giao lưu Văn hóa thành phố Higashikawa 

    – Điện thoại: 0166-82-2111

    – Email: official@kagu-higashikawa.jp