More

    Thiết kế bền vững – Chủ đề tâm điểm của Tuần lễ Thiết kế Nội thất Milan 2024

    “Bền vững” không phải một chủ đề mới, càng không phải một khái niệm mới. Thế nhưng suốt nhiều thập kỷ qua, “bền vững” vẫn luôn là một “điểm nóng” thảo luận, đặc biệt là trong ngành thiết kế. 

    Được công bố tại COP27, Báo cáo Hiện trạng Toàn cầu về Tòa nhà và Xây dựng (Buildings – GSR), báo cáo do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Liên minh Tòa nhà và Xây dựng Toàn cầu (Global ABC) cho biết các tòa nhà và công trình xây dựng nói chung chiếm 34% nhu cầu năng lượng toàn cầu, 37% lượng CO2 phát thải ra môi trường. Khoảng 10% trong số đó là do quá trình sản xuất vật liệu xây dựng và hoạt động cải tạo, sửa chữa. Đáng nói, theo Bản cập nhật năm của Hệ thống theo dõi khí hậu tòa nhà toàn cầu (GBCT), những con số này đều đang có xu hướng gia tăng. 

    Vì thế đối với ngành thiết kế, câu chuyện về “bền vững” là một “chiếc bình cũ” phải không ngừng được thay “rượu mới”. Cần nhiều hơn nữa những cách tiếp cận, nhiều hơn nữa những sáng kiến. Và bởi bền vững không phải một xu hướng mà là mục tiêu sống còn, nên cần phải có nhiều nữa những cá nhân, tập thể cùng cam kết thực hiện. 

    Năm nay, với chủ đề chung “Material Nature” của Tuần lễ thiết kế Milan, Salone del Mobile. Milano không chỉ giới thiệu những sáng kiến thiết kế bền vững đến từ khắp nơi trên thế giới, mà còn tự mình đề xuất giải pháp bền vững. Từ đó, sự kiện đã giúp “bền vững” một lần nữa trở thành tâm điểm thảo luận của cộng đồng thiết kế, truyền cảm hứng và gợi mở hướng đi cho nhiều cá nhân, tập thể trong ngành. 

    Dưới đây là tổng hợp những thiết kế hướng tới xu hướng bền vững tại Salone del Mobile 2024. 

    Sử dụng vật liệu tái chế, vòng đời tuần hoàn

    Sử dụng vật liệu có thể tái chế là một cách tiếp cận quan trọng của thiết kế bền vững. Rất nhiều ý tưởng và sản phẩm mới đã được giới thiệu tại Salone del Mobile.Milano 2024. 

    Công ty Slalom của Ý đã giới thiệu các vách ngăn hấp thụ âm thanh được làm từ 75% – 96% nhựa tái chế sau khi sử dụng, có thể tái chế 100%. Trong khi đó, Bloom – một loại tấm hấp thụ âm thanh khác, được làm từ vật liệu sinh học kết hợp với hỗn hợp sợi tự nhiên và cánh hoa.

    Những vật liệu siêu bền và có khả năng tái chế cao như nhôm, được Ronan Bouroullec sử dụng trong chiếc ghế Passage. Chiếc ghế được thiết kế để có thể sử dụng trong nhiều không gian với những concept, mục đích sử dụng khác nhau. Đồng thời, miếng tựa lưng của Passage có thể dễ dàng tháo lắp và thay thế bằng vật liệu khác như dây thừng, gỗ, v.v tùy ý chủ nhân.

    Catifa Carta của Arper là một sản phẩm nổi bật về tính mới tại Salone del Mobile năm nay. Đây là tái bản của Catifa 53 nổi tiếng, có phần tựa lưng được chế tạo hoàn toàn bằng cách liên kết 29 tờ giấy với chất kết dính nhựa tự nhiên. Catifa Carta làm từ cây, sau khi hết tuổi thọ sẽ có thể được thiêu, trở về đất, trở thành phân bón để giúp cây phát triển. Đó là một vòng tuần hoàn đầy ấn tượng. 

    Bloom của Slalom

    Thiết kế của Cimento
    Ghế Passage

    Ecological Panel của Saviola – sản xuất 100% từ ​​gỗ tái chế
    Chiếc ghế MC25 — PAF PAF do Maria Cristina Irvine thiết kế cho Mattiazzi
    Catifa Carta của Arper

    Thiết kế tối ưu tháo lắp, thay thế

    Cách tiếp cận thứ hai là thiết kế tối ưu việc tháo lắp, thay thế khi hết tuổi thọ của sản phẩm. Với ý tưởng này, Magis đã sản xuất Tacito, dựa trên thiết kế của Alessandro Stabile, một chiếc tủ với những cánh cửa không bản lề – đóng mở hoàn toàn bằng nam châm.

    Nhằm mục đích tạo ra một hệ thống có thể tùy chỉnh và vận chuyển dễ dàng nhằm giảm tác động đến môi trường, MDF Italia đã giới thiệu ghế sofa Array do Snøhetta. Array là một hệ thống ghế sofa bao gồm các mô – đun nhỏ có thể dễ dàng vận chuyển và cấu hình để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp ráp cũng như thay thế và thải bỏ khi hết tuổi thọ.

    Ghế sofa Array

    Chú trọng thiết kế UX – thiết kế “lấy con người làm trung tâm”

    Thông thường, thiết kế UX chủ yếu tập trung vào tương tác giữa người và máy tính. Tuy nhiên, Salone del Mobile đã chứng minh tư duy thiết kế UX có thể được nâng lên thành thiết kế “lấy con người làm trung tâm” và mở rộng tại địa hạt kiến trúc, nội thất.

    Hằng năm, có vô số sự kiện, triển lãm và hội chợ diễn ra tiêu tốn vô số năng lượng, vật liệu và thải ra môi trường không ít khí thải. Vì thế, việc thiết kế “lấy con người làm trung tâm”, tối ưu không gian trên cơ sở tối ưu trải nghiệm người dùng là một cách tiếp cận đáng chú ý.

    Salone del Mobile 2024 đã thiết kế lại sơ đồ sự kiện. Không gian sự kiện được thiết kế lại dựa trên những phân tích hành vi cảm xúc và vô thức của người tham gia. Từ đó tối đa hóa khả năng hiện diện và khả năng tiếp cận khách hàng cho gian hàng của tất cả nhà triển lãm. Kết quả, diện tích của Salone del Mobile 2024 đã giảm hẳn so với mọi năm, giảm thiểu không ít lượng vật liệu và năng lượng cần sử dụng. 

    Debonamedeo đã đáp lại lời kêu gọi này khi sắp xếp gian hàng Adrenaline – một ‘agora’ – hay nơi tụ tập – với các cột nổi từ trên cao được làm từ những cuộn giấy dùng để đóng gói các loại vải mà công ty sử dụng trong các sản phẩm của mình. 

    Gian hàng Adrenaline

    Nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho không gian do Sancal thiết kế – không có ống sàn, giàn giáo được làm bằng một loại vải tái chế. Như vậy, sau khi kết thúc hội chợ, Sancal sẽ không thải ra nhiều phế liệu. 

    Không gian do Sancal thiết kế
    VNIA Media
    VNIA Media
    Ngày 28/6/2024, Chủ tịch Hội Nội thất Việt Nam ký Quyết định số 33/2024/QĐ-HNT thành lập Ban Truyền thông thuộc Hội Nội thất Việt Nam. Ban Truyền thông Hội Nội thất Việt Nam gồm các thành viên: 1. Ông Vương Đạo Hoàng – UVBTV Hội, Trưởng Ban 2. Ông Lê Quốc Hưng – UVBCH Hội, Phó Ban 3. Bà Lê Thiên Hạnh Trang – Thành viên 4. Bà Trần Thị Thanh Thủy – Thành viên 5. Bà Nguyễn Thị Hồng Tươi – Thành viên 6. Ông Vũ Thập - Thành viên Nhiệm vụ của Ban Truyền thông gồm có: - Tham mưu cho lãnh đạo hội trong hoạt động truyền thông - Xây dựng kế hoạch truyền thông; tổ chức sản xuất các nội dung truyền thông - Phối hợp với các đơn vị, tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, triển lãm, các cuộc thi thiết kế, các hoạt động xã hội, giao lưu, giới thiệu ngành nghề… - Xây dựng mạng lưới đối tác tài trợ bền vững - Quản trị Website và các kênh truyền thông đa phương tiện khác - Chuẩn bị các nội dung báo cáo liên quan đến công tác truyền thông cho các cuộc họp Ban Thường vụ, Ban Chấp hành - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban Lãnh đạo Hội

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Đại hội thành lập Hội Nội thất Việt Nam nhiệm kỳ 2023 – 2028: Cầu nối gắn kết và phát triển ngành Nội thất...

    Ngày 8/10, Đại hội thành lập Hội Nội thất Việt Nam nhiệm kỳ 2023 – 2028 đã diễn ra tại Khách sạn Lotte Hà Nội (54 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội) với sự...

    Chuỗi sự kiện ID.Forum 2024: Hội Nội thất Việt Nam – Hành trình phát triển và hội nhập quốc tế

    Ngày 18/5, tại Hà Nội đã diễn ra chuỗi sự kiện ID.Forum với các hoạt động trao đổi chuyên môn, trưng bày tác phẩm và Lễ trao giải Giải thưởng Sinh viên Nội thất...

    Grand Terra Building – Tòa nhà văn phòng hạng A đạt chứng chỉ LEED GOLD | TTA Partners

    Kiến trúc độc đáo của tòa Grand Terra (36 Cát Linh, Hà Nội) được lấy cảm hứng từ hình ảnh ruộng bậc thang – một biểu tượng văn hóa của Việt Nam, thể hiện...

    10 lựa chọn chiếu sáng theo tâm trạng để nâng cao chất lượng không gian nội thất

    Chiếu sáng theo tâm trạng rất quan trọng trong kiến ​​trúc vì nó ảnh hưởng đến diện mạo và không khí chung của không gian. Mục đích chính của chiếu sáng theo tâm trạng...

    Tôn vinh 10 tác phẩm thiết kế nội thất xuất sắc nhất của sinh viên

    Ngày 18/05/2024, chuỗi sự kiện ID.Forum với các hoạt động trao đổi chuyên môn, trưng bày tác phẩm cùng Lễ trao giải Giải thưởng Sinh viên Nội thất Việt Nam (ISA) 2023 do Hội...
    spot_img

    BÀI VIẾT MỚI NHẤT

    BÌNH LUẬN

    Please enter your comment!
    Please enter your name here